Bí mật về 'mẹ đẻ' của bom nguyên tử

Bí mật về 'mẹ đẻ' của bom nguyên tử

Thứ 2, 12/08/2013 10:18

Chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp tại Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản cách đây 68 năm, tháng 8/1945, những nhà vật lý tham gia trong Dự án Manhatta quá kinh hãi trước mức độ phá hủy mà kết quả nghiên cứu của họ đem lại. Hai thành phố bị xóa sổ và hàng nghìn người đã bỏ mạng.

Ngay sau khi 2 quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki, báo chí đã truy tìm một nhà vật lý học người Áo, người được cho là tìm ra ra phản ứng phân hạch hạt nhân (nguyên lý hoạt động của bom nguyên tử) và sau đó sinh sống tha hương ở Thụy Điển. Đó là Lise Meitner, được gọi là “người mẹ Do Thái của bom nguyên tử”

Điều này thực tế không hoàn toàn chính xác. Thực tế, bà Meitner phản đối việc sử dụng phản ứng phân hạch trong việc chế tạo bom nguyên tử, vì vậy, khi được đề nghị tham gia nghiên cứu trong Dự án Manhatta, bà đã cương quyết từ chối. Bà đã dự đoán được những thiệt hại và mất mát mà ghê gớm do phản ứng phân hạch gây ra. Tuy vậy, đây vẫn còn là một bí ấn.

Tiêu điểm - Bí mật về 'mẹ đẻ' của bom nguyên tử

Bà Meitner sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Vienne (Áo) và lấy bằng Tiến sĩ Vật lý tại trường Đại học Vienna vào năm 1906. Vào tháng 5/1983, khi đang làm việc cho Viện Hóa học Kaiser Wilhelm tại Đức, Meitner, Otto và Fritz Strassmann phát hiện ra rằng nguyên tử uranium có thể phân tách khi được kích hoạt bởi các neutron. Họ hi vọng có thể chế tạo ra một nguyên tố mới mạnh hơn unranium.Vào thời điểm này, Meitner phải rời khỏi nước Đức dưới sự cầm quyền của Hitler bởi thái độ kỳ thị với người Do Thái, do vậy, sự tham gia vào nghiên cứu khoa học này của bà bị gián đoạn.

Cũng vào cuối năm đó, Hahn và Strassman lại khám ra Barium - nhẹ hơn uranium - thay vì tìm ra một nguyên tố mạnh hơn uranium như kế hoạch ban đầu. Meitner và Otto Frisch đã giải quyết việc này bằng cách chỉ ra rằng sự phân rã phóng xạ của những nguyên tử không bền vững trong phản ứng phân hạch tạo nên barium bền vững. Nghiên cứu của Meitner, cùng với Hahn và Strassman, đã đặt nền móng cho việc phát minh ra bom nguyên tử. Nhưng phải đến năm 1942, Enrico Fermi cùng nhóm nghiên cứu mới chế tạo ra quả bom bằng cách tạo ra các chuỗi phản ứng bền vững tự thân.

Ngay say đó, Hiroshima và Nagasaki bị san phẳng, giới truyền thông thế giới “săn đuổi” Meitner cùng hàng nghìn câu hỏi. Thời báo Stockholm Expressen giật tít lớn: “Người Do Thái bỏ trốn” mô tả cuộc rời bỏ nước Đức của bà cùng với bí mật về bom nguyên tử.

Trong khi giới truyền thông đặt cho bà vai trò trung tâm trong việc phát minh ra bom, bà lại không được ghi nhận cùng với phát minh ra phản ứng phân hạch, Hội đồng giải thưởng Nobel chỉ trao giải cho riêng Hahn trong lĩnh vực Hóa học. Các cuộc tranh cãi vẫn liên tục nổ ra về việc bà Meitner có phải là một trong những đáng lẽ ra nên nhận được giải Nobel hay không. Cuối cùng, bà cũng được ghi nhận khi Tổng thống Lyndon Johnson tặng thưởng giải Enrico Fermi cho bà, Hahn và Strassman vào năm 1966, và nguyên tố có số nguyên tử 109 được đặt tên bà vào năm 1997.

Vào 2/8/1939, ngay trước khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, Tổng thống Franklin D. Roosevelt được thông báo về những nỗ lực của Đức Quốc xã trong việc tinh chế unranium-235, nguyên tố có thể sử dụng để tạo ra bom nguyên tử. Ngay sau đó, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu tiến hành một nhiệm vụ quan trọng mà sau này được biết đến với tên gọi Dự án Manhattan, gắn với việc nghiên cứu để chế tạo ra bom nguyên tử.

Lan Hương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.