Bí mật vũ khí “khủng” của Nga khiến Israel ám ảnh khi chiến đấu với Palestine

Bí mật vũ khí “khủng” của Nga khiến Israel ám ảnh khi chiến đấu với Palestine

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 18/05/2021 15:51

Israel thực không hài lòng khi hệ thống tên lửa Kornet và Fagot của Nga đang phục vụ cho người Palestine tiêu diệt thành công xe bọc thép của Israel.

Israel thực không hài lòng khi hệ thống tên lửa Kornet và Fagot của Nga đang phục vụ cho người Palestine, Avia-pro nhận định.

Việc lực lượng Palestine tích cực sử dụng các hệ thống tên lửa chống tăng Nga "Fagot" và "Kornet" đã khiến Israel rất bất bình. Bởi lẽ việc sử dụng các tổ hợp vũ khí này khiến người Palestine tiêu diệt được số lượng lớn nhất các loại xe bọc thép của Israel, bao gồm cả xe tăng Merkava và một số xe bọc thép khác của lực lượng phòng vệ Israel.

Các hệ thống tên lửa chống tăng của Nga đã chứng tỏ hiệu quả cực cao trong cuộc chiến chống lại các phương tiện bọc thép của Israel nằm gần biên giới của Dải Gaza, vì các tổ hợp của Nga có khả năng ngăn chặn hiệu quả các phương tiện trên bộ trong khu vực. Theo ước tính, người Palestine có thể được trang bị hàng trăm tên lửa chống tăng Kornet và Fagot. Điều này đồng nghĩa hàng trăm xe bọc thép của Israel có thể đã bị phá hủy hoặc làm hại.

Trong bối cảnh đó, các phương tiện truyền thông Israel, đặc biệt là Kênh 9 của Israel, đã cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho người Palestine, mặc dù không có bằng chứng về điều này, vì các tổ hợp của Nga có thể đã được chuyển đến Gaza từ Lebanon, Syria hoặc Iran. Tuy nhiên, rõ ràng, lực lượng phòng thủ Israel tin chắc không nên đánh giá thấp vũ khí của Nga.

Tiêu điểm - Bí mật vũ khí “khủng” của Nga khiến Israel ám ảnh khi chiến đấu với Palestine

Sức mạnh đáng nể

Trong khi lâu nay tên lửa chống tăng Fagot vốn là niềm tự hào của Liên Xô trước đây đã khiến nhiều lực lượng ám ảnh trên chiến trường khi phải đối mặt với vũ khí này, Kornet cũng là một thứ vũ khí danh tiếng.

Theo Military, danh tiếng đáng sợ của Kornet bắt nguồn từ tầm bắn cực xa vượt xa hầu hết các tên lửa chống tăng hiện tại. Chẳng hạn, FGM-148 Javelin chỉ có thể phóng đầu đạn tấn công sát thương trong khoảng cách 2,5km, Kornet-E nguyên bản do cục Thiết kế Khí cụ (KBP) phát triển có tầm bắn tối đa 5,5 km.

Đầu đạn của Kornet cũng đáng sợ về kích thước của nó. Với đường kính 152mm, đây là một trong những tên lửa điều khiển chống tăng lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo. Tính năng này nhằm đánh bại mối đe dọa từ Giáp phản ứng nổ (ERA) trên các xe tăng hiện đại.

Kornet được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1994 và kể từ đó đã truyền cảm hứng và trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia, gồm cả các quốc gia vốn không phải là khách hàng truyền thống của vũ khí Nga. Tên lửa này được quân đội Nga sử dụng vào năm 1998.

Là một tên lửa điều khiển chống tăng cho lực lượng mặt đất, Kornet cần đến 2 người mới có thể triển khai. Dẫu vậy, trong nhiều tình huống, một người cũng có thể lắp và sử dụng.

Khả năng đáng kinh ngạc của vũ khí này lần đầu tiên được biết đến đó là trong lần Kornet giao chiến với các lực lượng thù địch ở Iraq trong cuộc chiến năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Kornet đã vô hiệu hóa hai xe tăng M1A1 Abrams và một khẩu M2 Bradley IFV. Lực lượng Mỹ sau đó được lệnh thu giữ bất kỳ mẫu nào của Kornet để phân tích.

Ngay chính Israel đã từng có trải nghiệm không mấy vui với Kornet trong chiến tranh Lebanon 2006. Khi đó, Hezbollah đã sử dụng Kornet chống lại các xe tăng của Israel và bắn hỏng nhiều chiếc xe. Tên lửa này cũng được dùng để bắn vào một tàu chiến mang tên lửa của Hải quân Israel và bắn rơi chiếc trực thăng vận tải khiến toàn bộ những người đi trên máy thiệt mạng.

Để đối phó với sự hiện diện của Kornet ở dải Gaza, Israel từng có kế hoạch đưa các xe tăng gắn hệ thống giáp phản ứng chủ động mới tới khu vực này.

Các cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria, Iraq và Yemen cũng là những vũ đài thể hiện sức manh của Kornet. Trong trường hợp ở Syria, Kornet đang được cả lực lượng chính phủ lẫn các nhóm đối lập sử dụng.

Những vị khách hàng yêu quý và quan tâm đến Kornet bao gồm Algeria, Eritrea, Hy Lạp, Iran, Iraq, Ấn Độ, Jordan, Kuwait, Morocco, Peru, Ả Rập Saudi, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.