Theo đó, bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện những nội dung dưới đây.
Thứ nhất, chỉ đạo rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả các cấp học, môn học; xác định cụ thể số lượng, cơ cấu, độ tuổi của giáo viên dư thừa ở từng trường, từng cấp học, môn học.
Thứ hai, chỉ đạo xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên theo nhiều phương án như:
Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (ưu tiên theo thứ tự cùng cấp học, môn học; cùng xã, cùng huyện, trong tỉnh).
Những giáo viên còn độ tuổi công tác, có năng lực và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng hai. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp. Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở cấp Tiểu học để dạy 2 buổi/ngày (đủ 9 buổi/tuần) theo quy định.
Những giáo viên do sức khỏe, độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác không bảo đảm yêu cầu giảng dạy thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học (thiết bị, thí nghiệm, thư viện,...) hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, cần dựa trên nguyên tắc công khai, công bằng; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên; phát huy năng lực, sở trường của giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác. Chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến để tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện và khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt.
Thứ ba, bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp; giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm bảo đảm chế độ, chính sách cũng như an sinh xã hội đối với giáo viên.
Thứ tư, việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên thực hiện trước ngày 30/10/2021 và báo cáo về bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ trước ngày 15/11/2021 để làm cơ sở đề xuất, báo cáo Chính phủ bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương.
Bộ Nội vụ và bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất chỉ xem xét, đề xuất và báo cáo Chính phủ bổ sung biên chế đối với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên và đã sử dụng hết số biên chế được giao.
Theo cơ sở dữ liệu quốc gia ngành Giáo dục, năm học 2020-2021, toàn quốc thừa 10.3442 giáo viên chủ yếu ở cấp tiểu học và trung học cơ sở khi việc sắp xếp, bố trí giáo viên được phân cấp cho chính quyền cấp quận/huyện (Cụ thể, cấp tiểu thừa học 5.3413, THCS thừa 4.6884, THPT thừa 3155).
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa giáo viên là việc tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh; việc bố trí, điều động, phân công giáo viên chưa phù hợp, nhiều địa phương chưa có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền cấp tỉnh/thành phố trong việc điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu trên phạm vi toàn tỉnh; do cơ cấu giáo viên phải bố trí theo từng môn học; tình trạng di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn...
Kim Thành
Xem thêm:Nghị định 69: Lời giải cho "bài toán" xây dựng lại chung cư cũ
Xem thêm: Từ 1/9, chồng được nghỉ thai sản nhiều lần khi vợ sinh con