Bổ sung, làm rõ việc tự chủ, giá, xã hội hóa y tế vào Luật

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 14/12/2022 14:04

Theo người đứng đầu ngành y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh rất quan trọng, quy định những nội dung khung, nguyên tắc chung liên quan tới công tác khám, chữa bệnh.

Sau khi nghe các ý kiến các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp thứ 18 sáng 14/12về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện, tiếp thu nghiêm túc những ý kiến của đại biểu Quốc hội và cố gắng thể hiện tối đa trong dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, Bộ Y tế đã tập trung vào những nội dung chính liên quan đến việc hoàn thiện các quy định về việc kiểm soát, nâng cao chất lượng của người hành nghề, chất lượng của công tác khám, chữa bệnh và hoàn thiện các quy định liên quan đến việc quản lý các cơ sở khám, chữa bệnh và đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện.

Tiêu điểm - Bổ sung, làm rõ việc tự chủ, giá, xã hội hóa y tế vào Luật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu giải trình.

Đồng thời, làm rõ bổ sung nhiều nội dung liên quan đến các điều kiện đảm bảo hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh như các vấn đề liên quan đến tự chủ, giá, xã hội hóa và các nội dung để đảm bảo các hoạt động khác..

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đây là luật rất quan trọng, quy định những nội dung khung, nguyên tắc chung liên quan tới công tác khám, chữa bệnh là hoạt động xương sống của ngành y tế.

Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được ban hành từ năm 2009, đến nay đã hơn 13 năm và đã bộc lộ nhiều vấn đề.

Bên cạnh đó, hiện nay đã có cơ sở là cụ thể hóa những ý kiến, chỉ đạo, chủ trương trong các Nghị quyết của Trung ương, tiếp thu những vấn đề hội nhập quốc tế và giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn.

Khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 đã đưa ra nhiều nội dung đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, giải trình và bổ sung thêm. Điều đó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có khung năng lực pháp lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau này. Với tinh thần đó, Bộ Y tế đã cố gắng cụ thể hóa trong dự án luật trình với Quốc hội.

Tiêu điểm - Bổ sung, làm rõ việc tự chủ, giá, xã hội hóa y tế vào Luật (Hình 2).

Các đại biểu dự phiên họp thứ 18.

Tuy nhiên, đây là luật chuyên ngành, chịu sự tác động chung của hệ thống pháp luật với định hướng của các văn bản chỉ đạo của Trung ương cũng như hệ thống văn bản pháp luật khác. Đặc biệt, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cũng liên quan tới nhiều quy định tại các luật chuyên ngành.

Do đó, cơ quan soạn thảo đã cố gắng rà soát lại các Nghị định Chính phủ đã ban hành để đưa vào nội dung cơ bản nhất trong dự án luật để đáp ứng yêu cầu và những nguyên tắc trong quá trình xây dựng luật.

Người đứng đầu ngành y tế cho biết, sẽ tiếp tối đa các ý kiến của các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để cố gắng hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội trong Kỳ họp bất thường lần thứ hai tới đây.

Liên quan đến nội dung tiếp thu giải trình của Bộ Y tế về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế các nội dung liên quan đến tài chính, thuế trong các điều khoản của dự án Luật. Chính phủ cũng đã có báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đó Bộ Tài chính không có ý kiến gì thêm.

Trên cơ sở kết luận của lãnh đạo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp Bộ Y tế để hoàn thiện các quy định liên quan đến tài chính, thuế, các lĩnh vực quản lý giá trong dự thảo.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.