Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 6, 17/12/2021 11:05

Không giống như nhiều phong cách kiến trúc khác có lúc thịnh lúc suy, kiến trúc Đông Dương (Indochine) đã chứng minh được sức sống bền bỉ khi chiếm trọn trái tim của người Việt và ghi dấu bằng những công trình mang tính biểu tượng suốt hàng trăm năm qua.

Đại học Đông Dương (1926) - Nơi tinh hoa hội tụ

Đại học Đông Dương được xem là công trình mang tính cột mốc, đánh dấu sự ra đời của phong cách Indochine. Sở hữu các đặc trưng nổi bật của kiến trúc kinh viện phương Tây như cấu trúc không gian đối xứng, nhấn mạnh khối sảnh và cầu thang trung tâm, công trình đồng thời được các kiến trúc sư lồng ghép một cách khéo léo tinh thần Á Đông.

Đời sống - Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam

Lựa chọn một biểu tượng tri thức để khai sinh lối thiết kế hoàn toàn mới mẻ, KTS người Pháp Ernest Hébrard muốn gửi gắm thông điệp về cá tính khác biệt của đứa con tinh thần. Theo đó, Indochine không chỉ là bản giao hưởng giữa nét phóng khoáng của kiến trúc Pháp và vẻ mộc mạc Việt Nam mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa cùng bề dày tri thức, lịch sử Á - Âu, nơi giá trị truyền thống và xu hướng mới đều được tôn vinh, trân quý.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (1932) - Nơi lưu giữ giá trị Việt giữa Thủ đô hiện đại

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (trước đây là bảo tàng Louis Finot) xuất hiện như “tuyên ngôn” về cá tính của kiến trúc Đông Dương - sự hòa quyện nhịp nhàng giữa niềm hoài cổ Á Đông với vẻ tân thời châu Âu, biến nơi đây thành một điểm nhấn đô thị của Thủ đô.

Đời sống - Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam (Hình 2).

Khi thiết kế bảo tàng, Ernest Hébrard - “cha đẻ” của phong cách Indochine, đã tìm tòi và đưa vào các chi tiết kiến trúc gỗ truyền thống của người Việt như mái, con sơn đỡ diềm mái hay các ô văng cửa sổ.

Bước sang thế kỷ XXI, khi hàng loạt các tòa nhà chọc trời mọc lên, phong cách Đông Dương vẫn chứng minh được sức sống bền bỉ và vẻ đẹp vĩnh cửu với hàng loạt công trình mới.

Hotel de la Coupole – Mgallery (2018) – “Cung điện” nghỉ dưỡng nguy nga, tráng lệ

Ẩn hiện giữa sương mù lãng đãng của Sa Pa, Hotel de la Coupole -– Mgallery là nơi kiến trúc Indochine được tôn vinh và kết hợp tài tình cùng nét văn hóa bản địa của núi rừng Tây Bắc.

Đời sống - Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam (Hình 3).

Hơi thở của kiến trúc Pháp thế kỷ XVII – XVIII với quy tắc chuẩn mực về tính đối xứng, các hành lang nhiều cột, hoa văn chạm khắc tỉ mỉ và tông màu vàng, trắng, xám… tạo nên một không gian nguy nga, sang trọng cho –khách sạn này. Dấu ấn Đông Dương thể hiện đậm nét ở không gian tráng lệ, rực rỡ của sắc màu và chất liệu lấy cảm hứng từ cánh đồng lúa xanh bạt ngàn và bộ quần áo hoa văn thủ công tinh tế. Sự hòa quyện tuyệt vời đó khiến khách sạn được CNN (Mỹ) ca ngợi là “cung điện” nghỉ dưỡng giữa lòng Sa Pa cùng danh hiệu "Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới 2020" do World Travel Awards trao tặng.

Peridot Grand Hotel & Spa (2019) - Resort giữa lòng phố cổ

Peridot Grand là một trong những công trình mới ghi tên vào danh sách các kiệt tác theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Bám theo ý tưởng kiến tạo một không gian nghỉ dưỡng ngay giữa lòng phố cổ sôi động, nhà thiết kế đã sử dụng phong cách Indochine để gửi gắm những chi tiết bản địa truyền thống vào công trình hiện đại một cách khéo léo và tinh tế.

Đời sống - Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam (Hình 4).

Lấy màu nâu của gỗ tự nhiên, màu xám của đá, màu xanh lam đậm, vàng kim của nội thất làm chủ đạo, sự sang trọng và tinh tế hiện lên chân thực qua từng chi tiết nhỏ từ chất liệu, kiểu dáng và cách sắp đặt bày biện, phối hợp hài hòa như một bản giao hưởng sắc màu.

Sự độc đáo của phong cách Indochine đã giúp Peridot Grand được bình chọn là một trong những khách sạn mới hấp dẫn nhất tại giải thưởng Travellers’ Choice 2021 và đứng thứ 6 trong top 25 “Khách sạn tầng thượng đẹp nhất thế giới”.

The Tonkin – “Dấu ấn thành thị - phong vị Á Đông” giữa lòng Vinhomes Smart City

Hành trình thế kỷ của kiến trúc Indochine chưa lúc nào ngơi nghỉ. Tuy nhiên, hiện tại phong cách Indochine hiện diện phổ biến nhất vẫn là các công trình công cộng hay khách sạn, resort mà thiếu vắng những dự án nhà ở - trong khi thị trường nhà ở đang xuất hiện nhu cầu ngày càng lớn về một không gian sống mang phong cách Đông Dương đầy nghệ thuật, đậm cá tính và khí chất chủ nhân.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về một dự án BĐS với dấu ấn Đông Dương dành riêng cho những khách hàng cao cấp, The Tonkin – một phân khu căn hộ tiên phong đưa phong cách Indochine vào thiết kế cảnh quan – tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Vinhomes Smart City. Giữa thành phố quốc tế đa sắc màu, The Tonkin mang tới biểu tượng sống chuẩn mực, đẳng cấp và kiêu hãnh chất Việt bước ra từ những công trình đi cùng thời đại.

Đời sống - Bộ sưu tập “Dấu ấn Đông Dương” trải dài hơn 100 năm tại Việt Nam (Hình 5).

Tiếp nối hành trình 100 năm “dấu ấn Đông Dương”: Bộ đôi toà tháp The Tonkin - tọa lạc tại tâm điểm Vinhomes Smart City - tiên phong đưa kiến trúc Indochine vào cảnh quan và tiện ích của chung cư cao cấp.

Tại The Tonkin, từ cảnh quan – tiện ích ngoài trời như hồ bơi Indochine Resort, giàn cảnh quan The Muse, tiểu cảnh kết hợp phù điêu Champa Wave… tới những chi tiết của nội thất công cộng như trang trí tạo hình khung cửa đậm chất Đông Dương, nền gạch hoa đặc trưng hay sắc vàng Indochine nổi bật... tất cả đều được chủ đầu tư Vinhomes chăm chút tỉ mỉ để làm nên một không gian sống đậm chất Indochine.

Khác biệt, đặc sắc và đầy tính duy mỹ, The Tonkin được xem như “ngọc Á Đông” giữa lòng Vinhomes Smart City, để những trải nghiệm với phong cách Indochine không chỉ dừng lại ở những không gian nghỉ dưỡng mà trở thành không gian sống và thưởng lãm từng ngày cho những chủ nhân tinh tế, đẳng cấp.

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.