Bộ trưởng GTVT: Cần hơn 400.000 tỷ phát triển cao tốc vùng Đông Nam Bộ

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 7, 26/11/2022 | 11:51
0
Dù là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng đến nay, vùng Đông Nam Bộ chỉ mới đưa vào khai thác 95km/911km cao tốc theo quy hoạch dẫn đến quá tải hạ tầng.

Đây là thông tin quan trọng được ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng GTVT chia sẻ tại Hội nghị triển khai phát triển vùng Đông Nam Bộ sáng 26/11.

Theo Bộ trưởng, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ lên tới khoảng 413.000 tỷ đồng. Con số này được Bộ GTVT tính toán dựa trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên thực tế, với vai trò là đầu tàu, là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước, Đông Nam Bộ được quan tâm đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng giao thông. Trong vùng, có đầy đủ 5 phương thức vận tải, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.

Trong đó, chỉ riêng cảng hàng không dân dụng đã có hai, là Tân Sơn Nhất và Côn Đảo. Chưa kể, Cảng hàng không Long Thành cũng đang được đầu tư xây dựng giai đoạn I, với quy mô công suất khoảng 25 triệu hành khách/năm.

Đường bộ thì có tổng chiều dài khoảng 11.838 km; đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM; đường thủy nội địa có 4 tuyến hành lang chính đóng vai trò kết nối nội vùng, liên vùng…

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng GTVT: Cần hơn 400.000 tỷ phát triển cao tốc vùng Đông Nam Bộ

Hệ thống cảng biển tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận đang có sự tăng trưởng nhanh (Ảnh: Phạm Tùng).

Hệ thống cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp.HCM, Bình Dương cũng đã được đầu tư với quy mô, trang thiết bị hiện đại. Trong đó, cảng Cái Mép - Thị Vải hiện thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và là một trong 21 cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 tấn…

Được đầu tư lớn và có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ như vậy, nhưng theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, trong giai đoạn đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ có nhu cầu vận tải vượt xa so với năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

“Hạ tầng giao thông trong vùng vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ”, ông Thắng nói và nhắc đến tình trạng ùn tắc giao thông ở các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh của vùng.

Trước thực tế này và để triển khai thực hiện Nghị quyết 24 và Chương trình hành động của Chính phủ, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, cần tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng.

Bộ trưởng cũng cho biết, với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 413.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030, sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, như: đường Vành đai 3 Tp.HCM, các tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành…, nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 348 km.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng GTVT: Cần hơn 400.000 tỷ phát triển cao tốc vùng Đông Nam Bộ (Hình 2).

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại hội nghị (Ảnh: VGP).

Theo Bộ trưởng, tổng nhu cầu vốn đầu tư để triển khai các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn này khoảng 167.746 tỷ đồng.

Còn trong giai đoạn đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai trong vùng theo quy hoạch được duyệt. Chẳng hạn, đường vành đai 4 Tp.HCM; các tuyến cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài, Tp.HCM - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa... Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 250.165 tỷ đồng.

“Để triển khai Nghị quyết số 24 và nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ nhanh, bền vững, thì nhiệm vụ đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc là hết sức cấp bách”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói và nhấn mạnh việc phải phát triển đồng bộ các hình thức vận tải, cả đường bộ, hàng không, đường thủy, đường sắt... cho khu vực.

Vì cấp bách, nên theo Bộ trưởng, cần tập trung vào một số giải pháp, trong đó có việc đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo của các tỉnh, thành phố trong vùng trong công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng trong quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn,tăng năng lực cạnh tranh.

Các biện pháp như thực hiện phân cấp phân quyền mạnh mẽ, triệt để cho các địa phương trong công tác đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông do Trung ương quản lý trên địa bàn để phát huy tính chủ động của các địa phương trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; hay đề xuất có cơ chế, chính sách sáng tạo, đột phá trong huy động nguồn vốn tư nhân… cũng được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

“Cần huy động tối đa vốn tư nhân, các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó ưu tiên các nguồn lực để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có vai trò động lực, lan toả, liên kết vùng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ.

Theo người đứng đầu ngành GTVT, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc vùng Đông Nam Bộ sẽ được tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, từng bước đồng bộ, hiện đại, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời duy trì và giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách Nhà nước.

Dồn nguồn lực mở ra cơ hội mới cho vùng Đông Nam Bộ

Thứ 2, 21/11/2022 | 16:20
Vùng Đông Nam Bộ - với Tp.HCM là trung tâm kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, nhiều nguồn lực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Đưa vùng Tây Nguyên phát triển “xanh - hài hòa - bền vững”

Chủ nhật, 20/11/2022 | 11:17
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng vùng Tây Nguyên sẽ đạt được mục tiêu phát triển xanh - hài hòa - bền vững, người dân được hạnh phúc với cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cần 156.000 tỷ đồng để đầu tư đường bộ cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên

Chủ nhật, 20/11/2022 | 11:16
Hệ thống hạ tầng giao thông chưa phát triển là một trong những nguyên nhân khiến vùng Tây Nguyên chưa phát huy được hết tiềm năng trong giai đoạn vừa qua.

Cần khoảng 142 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021 - 2030

Thứ 6, 18/11/2022 | 11:04
Theo ông Phạm Nguyên Hùng, nguồn vốn đầu tư để phát triển nguồn điện cho giai đoạn 2021-2030 là thách thức rất lớn, ước tính sẽ cần khoảng 104,7 - 142,2 tỷ USD.
Cùng tác giả

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

Giá hồ tiêu xu hướng tăng, thận trọng quy hoạch vùng trồng

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:30
Khi giá hồ tiêu duy trì ở mức cao, người nông dân phấn khởi nhưng việc mở rộng diện tích trồng nông sản này cần đánh giá cẩn thận để tránh biến động thị trường.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.