Bộ trưởng KH&ĐT: Muốn GDP tăng trưởng 3,5 - 4% cần nỗ lực rất lớn

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 6, 17/09/2021 22:19

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng 3,5 - 4% chưa đạt được mục tiêu đặt ra của cả năm, nhưng để đạt được lại cần nỗ lực rất lớn.

Chiều 17/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động và Kế hoạch thi đua ngành KH&ĐT giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh ngành KH&ĐT đang ở thời điểm hết sức quan trọng, khi vừa tiếp tục cùng cả nước nỗ lực phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định vĩ mô.

Bộ trưởng cho biết, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh vào tháng 9, thì cần triển khai kế hoạch phục hồi tăng trưởng ngay sau đó.

“Cuối năm nền kinh tế dự báo đạt tăng trưởng GDP khoảng 3,5 - 4%. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đặt ra của cả năm, nhưng để đạt được mức tăng trưởng này, chúng ra cần nỗ lực rất lớn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng KH&ĐT: Muốn GDP tăng trưởng 3,5 - 4% cần nỗ lực rất lớn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: MPI).

Từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng, Quốc hội đã được ban hành, triển khai thực hiện mà Bộ KH&ĐT nói riêng, ngành KH&ĐT nói chung đóng vai trò tham mưu quan trọng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; các Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn...

Người đứng đầu ngành KH&ĐT cũng cho biết, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Đề án cơ cấu lại nền kinh tế, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh… cũng đang được đồng thời xây dựng, hoàn thiện với mục tiêu định hình con đường đưa đất nước sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng bền vững ngay trong những năm đầu kế hoạch 5 năm.

Bộ trưởng nhấn mạnh và cho biết, thời kỳ “hậu Covid-19” mở ra cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu đang rộng mở.

Đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Nếu GDP năm 2021 đạt 3,5 - 4% thì trong 2 năm liên tiếp, Việt Nam không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng, không đạt được mục tiêu chung của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Năm 2020, GDP tăng trưởng 2,92%. Theo dự báo, xuất khẩu năm nay của Việt Nam có thể tăng 10%, thu ngân sách vượt dự toán.

Trước đó, tại phiên hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 vùng kinh tế Bắc - Trung -Nam vào ngày 15/9, người đứng đầu ngành KH&ĐT cho biết, giãn cách xã hội ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, tình hình lao động việc làm.

Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ cho công tác chống dịch lớn, ảnh hưởng đến thu - chi ngân sách. Dịch cũng ảnh hưởng đến tình hình thành lập doanh nghiệp, thu hút FDI.

Nói về năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đây sẽ là thời điểm có nhiều yếu tố mới, vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Khả năng dịch bệnh còn kéo dài, phức tạp, khó lường, nhiều nước trên thế giới chấp nhận sống chung với dịch bệnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.