“Bom hạt nhân” tài chính Nga đang gánh chịu

“Bom hạt nhân” tài chính Nga đang gánh chịu

Nguyễn Thị Minh Đức
Thứ 2, 28/02/2022 | 14:02
0
Kể từ khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, nền kinh tế nước Nga cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tức thì từ cuộc chiến.

Cuối tuần qua, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã đồng ý loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT và nhắm mục tiêu vào dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) nhằm ngăn cản nước này triển khai các biện pháp làm giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt.

"Đây giống như là một loại bom hạt nhân tài chính đang rơi xuống Nga", Sergei Aleksashenko, cựu Thứ trưởng Tài chính Nga kiêm Phó Thống đốc CBR, cho biết trong một video blog.

Các thị trường đều biến động mạnh trong phiên mở cửa đầu tiên kể từ sau khi các biện pháp trừng phạt bổ sung áp đặt lên Nga được công bố.

Giá dầu tăng, chứng khoản giảm

Giá dầu đã tăng vọt lúc mở cửa, thị trường năng lượng và hàng hóa rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi các quốc gia phương Tây tung thêm các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Nga, Bloomberg cho biết.

Giá của cả dầu WTI và Brent đã tăng hơn 7% trong giao dịch đầu giờ tại châu Á.

Tuần trước, khi Nga bắt đầu cuộc chiến, giả của cả dầu WTI và dầu Brent đều vượt mốc 100 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu đã hạ nhiệt sau khi Mỹ nhắc lại quyết định không trừng phạt xuất khẩu năng lượng của Nga.

Trong một động thái gây bất ngờ, BP Plc (Anh) đã xúc tiến bán cổ phần của mình trong công ty dầu khí Nga Rosneft PJSC, thu về khoản tài chính lên tới 25 tỷ USD. Động thái của BP là dấu hiệu mới nhất cho thấy các cường quốc phương Tây sẵn sàng trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin vì “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông tại Ukraine.

Hai công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu là Societe Generale SA (Pháp) và Credit Suisse Group AG (Thụy Sĩ) đã ngừng tài trợ cho hoạt động kinh doanh hàng hóa từ Nga, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết. Hai nhà cung cấp tài chính chủ chốt cho thương mại hàng hóa không còn cung cấp tài chính cần thiết để vận chuyển nguyên liệu thô như kim loại và dầu từ Nga.

Thế giới - “Bom hạt nhân” tài chính Nga đang gánh chịu

Dầu thô Urals của Nga giao dịch với giá chiết khấu ở mức 11,60 USD mỗi thùng so với dầu thô Brent hôm 25/2/2022. Đây là mức giảm giá sâu nhất trong 11 năm đối với loại dầu hàng đầu của Nga. Ảnh: TASS

Cuối tuần qua, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã đồng ý loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT và nhắm mục tiêu vào dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR).

Thị trường hàng hóa và tài chính đang gồng mình chuẩn bị cho tình trạng hỗn loạn hơn nữa có thể xảy ra do hậu quả ngày càng gia tăng từ cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine và phản ứng của phương Tây thông qua các lệnh trừng phạt.

Hợp đồng tương lai của Mỹ giảm, với hợp đồng chỉ số S&P 500 giảm 2,5%, sau khi thị trường giảm vào tuần trước do xung đột leo thang ở Ukraine.

Thị trường chứng khoán ở Tokyo, Hồng Kông và Thượng Hải giảm trong khi Sydney tăng cao hơn.

Đồng rúp Nga suy yếu

Đồng rúp Nga đã suy yếu mạnh, giảm gần 30% trong giao dịch ra nước ngoài, làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của đồng tiền này, theo Bloomberg.

Người Nga được nhìn thấy xếp hàng dài tại các máy rút tiền trên khắp đất nước để rút ngoại tệ khi các lệnh trừng phạt mới nhằm trừng phạt Điện Kremlin vì xung đột quân sự ở Ukraine làm dấy lên lo ngại đồng rúp có thể sụp đổ, Bloomberg đưa tin.

Người dân đổ xô mua ngoại tệ bất chấp việc đồng USD được bán với giá cao hơn 1/3 so với mức đóng cửa của thị trường hôm 25/2, Bloomberg cho biết. Cú sốc xảy ra khi thông tin lan truyền rộng rãi đến người Nga rằng châu Âu đang đóng cửa không phận đối với Nga và các hệ thống thanh toán phổ biến với người dân như ApplePay sẽ ngừng hoạt động.

Việc phần lớn châu Âu đóng cửa không phận của mình đối với máy bay Nga có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển tiền mặt vào nước này.

Thế giới - “Bom hạt nhân” tài chính Nga đang gánh chịu (Hình 2).

Hàng dài người xếp hàng tại các máy ATM trên khắp nước Nga để rút ngoại tệ. Ảnh: BBC

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hôm 27/2 đã công bố một loạt các biện pháp để hỗ trợ thị trường trong nước. Họ đang cố gắng quản lý hậu quả của các lệnh trừng phạt liên quan đến việc gián đoạn kết nối với SWIFT, theo Reuters.

CBR cho biết, họ sẽ tiếp tục mua vàng trên thị trường trong nước, thực hiện đấu giá mua lại không có giới hạn và giảm bớt các hạn chế đối với các vị thế ngoại tệ mở của các ngân hàng.

Đồng rúp đã giảm giá mạnh khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần. Tỉ giá hối đoái của các ngân hàng Nga rất khác nhau. Tại ngân hàng Alfa là 98,08 rúp cho 1 USD, tại Sberbank là 99,49 rúp cho 1 USD, tại VTV Group là 105 rúp cho 1 USD, và thậm chí tại ngân hàng Otkritie là 115 rúp cho 1 USD. Trong khi cuối tuần trước (ngày 25/2), đồng rúp giao ngay trên sàn giao dịch Moscow đóng cửa ở mức 83 rúp cho 1 USD.

Các nhà phân tích tại Rabobank cho biết, các lệnh trừng phạt đối với dự trữ tiền tệ đã loại bỏ những hỗ trợ ít ỏi mà đồng rúp có được.

"Ngay cả vàng cũng không có tính thanh khoản nếu không ai có thể sử dụng ngoại hối để đổi lấy nó. Sẽ có một sự sụp đổ hoàn toàn trong ngày hôm nay của đồng rúp...", các nhà phân tích cho biết.

Ray Attrill, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng Quốc gia Úc, cho biết trong một ghi chú hôm 27/2, "sự sụp đổ của đồng rúp dường như không thể tránh khỏi vào sáng thứ Hai (28/2)".

Xung đột Nga – Ukraine đẩy giá dầu vượt mốc 100USD/thùng

Thứ 5, 24/02/2022 | 15:38
Nguồn cung dầu của Nga sẽ biến mất chóng vánh nếu Moscow phải đối mặt với các lệnh trừng phạt, và OPEC không thể sản xuất đủ nhanh để bù đắp lỗ hổng này.

Thị trường chứng khoán Nga bốc hơi 200 tỷ USD do chiến dịch Ukraine

Thứ 6, 25/02/2022 | 16:40
Trái phiếu và giá đồng Rúp cũng suy yếu đáng kể sau khi Nga tuyên bố tấn công Ukraine. Ngân hàng trung ương Nga sẽ lần đầu tiên can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Thị trường biến động theo "từng khúc quanh" của căng thẳng Nga - Ukraine

Thứ 4, 23/02/2022 | 17:32
Căng thẳng leo thang về vấn đề Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về những gián đoạn sẽ xảy ra sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng để làm tê liệt Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.