Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế: Được không?

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 19/09/2021 | 07:30
0
TS.Cấn Văn Lực kiến nghị, cần thêm 29.300 tỷ đồng để hỗ trợ tất cả lao động tự do với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người, ngoài phần hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

Đề xuất hỗ trợ tiền mặt cho hơn 29 triệu lao động tự do

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020 tới nay, một số gói hỗ trợ an sinh xã hội đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho người dân, nhất là nhóm người yếu thế, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy vậy, theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV nhận định, việc thiết kế gói hỗ trợ và quá trình thực thi còn khó khăn, chậm tiến độ trong khi nhu cầu của người dân là cấp thiết. 

Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ ở một số nước tương đồng với Việt Nam (Nigeria, Peru, Sri Lanka, Togo), nhóm tác giả đã đưa ra 5 kiến nghị liên quan đến việc triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Chính sách - Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế: Được không?

TS. Cấn Văn lực đề xuất cần nhanh chóng "bơm thẳng tiền mặt" cho người dân

Trao đổi với Người Đưa tin TS.Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV chia sẻ: “Mục tiêu của đề tài chúng tôi hướng đến các vấn đề: Đề xuất gói hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải ngân các chính sách; xây dựng cơ sở dữ liệu. Để làm đề xuất trên chúng tôi đã khảo sát ở các nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.

Về gói hỗ trợ hiện nay chưa đến tay tất cả mọi người, vẫn còn rất nhiều người dân chưa được nhận hỗ trợ. Nội dung của đề xuất chúng tôi có đề cập Chính phủ nên xem xét sớm mở rộng đối tượng hỗ trợ tới tất cả lao động tự do với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68”.

Theo nghiên cứu của TS.Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, tổng số lao động năm 2020 là 54,6 triệu người, trong đó có khoảng 29,3 triệu người (53,7%) là lao động tự do. Do đó, để thực hiện đề xuất trên cần tới 29.300 tỷ đồng hỗ trợ cho nhóm người yếu thế trong đại dịch Covid-19, chưa bao gồm ngân sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

Chính sách - Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế: Được không? (Hình 2).

Thống kê năm 2020, Việt Nam có hơn 29.000 lao động tự do. Ảnh: Hữu Thắng

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, ông Cấn Văn Lực cho rằng: “Thời điểm này là cơ hội vàng để chúng ta thực hiện, đặc biệt khi phải sống chung với dịch bệnh. Từ nay về sau cần phải chuyển đổi cách giải ngân hỗ trợ. Nếu như trước đây rất khó thuyết phục người dân mở tài khoản trực tuyến, trong hoàn cảnh hiện nay thì ngược lại. Ai không có điện thoại thông minh vẫn có thể triển khai phát tiền mặt, ai có điện thoại thì mở tài khoản, sử dụng mobile money. Hoạt động mobile money cũng đã được Chính phủ cho phép”.

Ngoài ra, chuyên gia bày tỏ: “Chúng ta chưa có thói quen xây dựng cơ sở dữ liệu, cách làm hiện nay còn truyền thống, cần đổi mới sáng tạo, cho nên khi triển khai những chính sách lớn rất lúng túng. Cần tận dụng các nguồn lực như cơ sở dữ liệu của các nhà mạng, danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội, danh sách cử tri, công ty điện, nước. Thậm chí từ hóa đơn điện nước chúng ta có thể khảo sát được mức thu nhập của gia đình đó”.

Còn nhiều trở ngại 

Trao đổi với Người Đưa Tin về những giải pháp nêu trên, TS.Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ: “Giải pháp bơm thẳng tiền cho người dân là cần thiết, hoạt động này phải được thực hiện ngay khi dịch bùng phát. Tuy nhiên, còn rất nhiều trở ngại trong quá trình nhận hỗ trợ, có người không được nhận nhưng có người lại được nhận nhiều lần.

Việc giải ngân qua hình thức phi tiền mặt đều có ưu điểm nhưng chúng ta lại gặp khó khăn là không có hệ thống dữ liệu quốc gia, cho nên khi phát tiền cho người dân còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, cơ sở vật chất để chuyển tiền bằng hình thức trực tuyến cũng chưa đầy đủ, người dân không phải ai cũng có điện thoại thông minh hoặc tài khoản ngân hàng”.

Chính sách - Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế: Được không? (Hình 3).

TS.Nguyễn Trí Hiếu đề xuất hỗ trợ lao động tự do 1 triệu đồng/người/tháng trong 6 tháng. Ảnh: Trọng Tùng

Ông Hiếu cũng bày tỏ: “Thời điểm hiện tại, để người dân nhanh chóng nhận được tiền hỗ trợ, cần sử dụng đa dạng hình thức. Vẫn cần phải hỗ trợ chuyển bằng hình thức trực tiếp đối với những ai không có thiết bị hỗ trợ, với người dân đã có tài khoản ngân hàng, hoặc điện thoại thông minh có thể ứng dụng công nghệ. Trong quá trình thực hiện, có thể có sai sót nhưng phải chấp nhận những lỗi đó để đảm bảo mục tiêu mọi người dân đều được nhận hỗ trợ”.

Trao đổi về mức độ hỗ trợ hiện nay với mỗi người dân, chuyên gia cho biết: “Theo tôi cần hỗ trợ mỗi người không có việc làm 1 triệu/tháng và kéo dài trong 6 tháng. Số tiền này có thể vẫn chưa thấm vào đâu nhưng kết hợp với việc giảm tiền thuê nhà, tiền phí sinh hoạt thì người dân vẫn có thể mua thức ăn, đổ xăng và trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Về vấn đề xác định đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ trong thời điểm dịch bệnh, ông Hiếu có đưa ra một số giải pháp: “Trường hợp lý tưởng nhất là người dân từ 18 tuổi trở lên đều được nhận hỗ trợ. Khi đó, sẽ không phải kiểm soát việc ai được nhận hỗ trợ hay không.

Cách thứ hai, chỉ cần người dân bị thất nghiệp sẽ được nhận hỗ trợ. Đối với phương án này thì vai trò của chính quyền cơ sở rất quan trọng để lập danh sách, khảo sát chính xác những người thất nghiệp trong địa bàn mình quản lý. Điều quan trọng, chính sách cần phải đơn giản nhất, từ đó mới nhanh chóng hỗ trợ được cho người dân”.

Chính sách - Bơm thẳng tiền mặt hỗ trợ người yếu thế: Được không? (Hình 4).

"Các gói hỗ trợ hiện nay là sự chia sẻ của Chính phủ đến người dân", TS.Nguyễn Đức Kiên chia sẻ

Nói về việc người lao động khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ, TS.Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết: “Việc một lượng lớn người lao động ở những thành phố lớn trong vùng dịch không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước bởi vì họ tham gia vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh tế tư nhân.

Ở đấy họ không được đóng bảo hiểm, doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho người lao động, thậm chí không có hợp đồng lao động nên rất khó có căn cứ để được nhận hỗ trợ. Chỉ còn căn cứ duy nhất là giấy đăng ký tạm trú. Ngày thường, có những việc chúng ta không để ý, nên lúc có chuyện xảy ra chúng ta phải hưởng "hiệu quả" của việc đó”.

Chia sẻ thêm về mức độ hỗ trợ của Chính phủ cho người dân hiện nay có quá thấp, ông Kiên bày tỏ: Những gói hỗ trợ hiện nay là sự chia sẻ của Chính phủ đối với người dân trong tình hình dịch bệnh, thực tế hiện nay, ngân sách cũng còn nhiều khó khăn để có thể chi những gói hỗ trợ lớn hơn.

Từ những khó khăn, bất cập trên, các chuyên gia cho rằng, cần sớm sửa đổi Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cho phù hợp thực tiễn.

Bao giờ đuổi hết "Covy"... mới trở về

Thứ 7, 18/09/2021 | 08:58
Giữa những ngày nóng, việc mặc đồ bảo hộ cấp 1 hay cấp 2, cấp 3... đều không mấy khác nhau, song với Tuệ Linh mỗi lần được "thăng cấp" là một lần trải nghiệm.

Các tiêu chí nào để trường học tại Tp.HCM đón học sinh quay trở lại?

Thứ 7, 18/09/2021 | 08:49
Sở GD-ĐT Tp.HCM vừa có tờ trình gửi Thường trực UBND Tp.HCM về việc ban hành tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 để đón học sinh quay trở lại.

Lấy điểm thi tốt nghiệp xét đại học sẽ dẫn đến bất cập

Thứ 7, 18/09/2021 | 07:00
Từ tối ngày 15/9, các trường công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn của trường Đại học Hồng Đức cao nhất nước, lên đến 30,5 điểm.

Dịch vụ sửa xe ở Hà Nội quá tải sau khi mở cửa trở lại

Thứ 7, 18/09/2021 | 08:00
Sau gần 2 tháng đóng cửa, nhiều tiệm sửa xe trên địa bàn Hà Nội làm việc liên tục đã rơi vào tình trạng đông khách, quá tải.
Cùng tác giả

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Cùng chuyên mục

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7

Thứ 6, 19/04/2024 | 20:31
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7

Thứ 6, 19/04/2024 | 20:31
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.