Bùng nổ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, năm 2022 liệu còn sôi động?

Trần Thu Thảo
Thứ 2, 11/04/2022 | 19:25
0
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vươn lên trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế, bên cạnh kênh dẫn vốn truyền thống là ngân hàng, chứng khoán...

Bên cạnh dòng vốn tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu cũng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng với các doanh nghiệp trên thị trường tài chính.

Phát hành trái phiếu tăng mạnh

Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sự bùng nổ về khối lượng phát hành kể từ năm 2019 đến nay, sau khi Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực.

Cụ thể, năm 2018, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành đạt khoảng 238.357 tỷ đồng, trong đó 224.435 tỷ là phát hành riêng lẻ. Đến năm 2019, tổng khối lượng phát hành đã tăng lên 332.852 tỷ đồng, tương ứng tăng tới 48%, với 93% trong đó vẫn là phát hành riêng lẻ. Năm 2019 cũng đánh dấu mốc ghi nhận lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu vượt lượng phát hành trái phiếu Chính phủ.

Trong các năm tiếp theo, khối lượng phát hành trái phiếu mỗi năm vẫn liên tục tăng nhanh, đạt 466.826 tỷ vào năm 2020, ngay cả khi thị trường đã có các chính sách siết chặt điều kiện, quy định với hoạt động này, có thể kể đến Nghị định 153/2020/NĐCP.

Đến năm 2021, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cả nước đạt 658.009 tỷ đồng, tăng 42% so với năm liền trước. Trong đó, hơn 30.000 tỷ đồng là trái phiếu phát hành ra công chúng, còn lại phần lớn là phát hành riêng lẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của trái phiếu vào khoảng 46%/năm trong 5 năm gần nhất.

Thống kê của VBMA cho thấy thị trường có tới 1.033 đợt chào bán, gấp 2,8 lần so với năm 2020. Quy mô trung bình là 636 tỷ đồng/đợt phát hành. Ngoài ra, thị trường trái phiếu ghi nhận 4 đợt phát hành ra quốc tế với tổng giá trị 1,425 tỷ USD.

Sang đến 3 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị phát hành toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng hơn 39.694 tỷ đồng. Trong đó, có tới gần 31.000 tỷ đồng là phát hành riêng lẻ. 

Trái phiếu bất động sản, xây dựng bùng nổ

Báo cáo của VBMA cho biết Năm 2021 có 243 doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu, chiếm tới 40% tổng khối lượng phát hành. Phần lớn là các cái tên mới đến từ ngành bất động sản và xây dựng. Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đạt hơn 232.300 tỷ đồng, tăng 37% và chiếm 35% tổng khối lượng phát hành.

Tiếp đến là nhóm ngân hàng phát hành khoảng 230.400 tỷ đồng, tăng 62% và cũng chiếm gần 35% tổng khối lượng chào bán. Các lĩnh vực lớn còn lại như doanh nghiệp tài chính chứng khoán, xây dựng, tiêu dùng, năng lượng...

Đáng chú ý, số liệu của VBMA cho biết chỉ có 30% khối lượng trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp niêm yết (không bao gồm các ngân hàng thương mại). Nhiều lô trái phiếu được phát hành bởi các công ty trách nhiệm hữu hạn chưa niêm yết, ít thông tin. Đáng chú ý nhất là nhóm công ty Tân Hoàng Minh đã có 8 đợt huy động trái phiếu trong năm ngoái với giá trị lên đến 8.130 tỷ đồng. Tuy nhiên, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu hủy bỏ toàn bộ các lô trái phiếu này

Tài chính - Ngân hàng - Bùng nổ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, năm 2022 liệu còn sôi động?

Nhóm công ty Tân Hoàng Minh đã có 8 đợt huy động trái phiếu trong năm ngoái với giá trị lên đến 8.130 tỷ đồng trong năm 2021. (Ảnh: Hữu Thắng)

Phần đông người mua trái phiếu là các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán và các tổ chức khác. Trong khi đó, tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia chưa đến 9% khi mua trái phiếu sơ cấp.

Năm 2021, mức lãi suất huy động bình quân của ngành xây dựng cao nhất với 10,2%; tiếp đến là bất động sản 8,9% và ngành năng lượng bình quân 8,1%. Ngành ngân hàng chào mức lãi suất thấp nhất với bình quân 3,8%/năm.

Với riêng nhóm bất động sản, VBMA chỉ ra có đến 29% lượng trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc chỉ bảo đảm bằng cổ phiếu (có xu hướng tăng lên về cuối năm khi giá cổ phiếu bất động sản được định giá cao). Nhà đầu tư mua trái phiếu bất động sản chủ yếu là tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán, sau đó sẽ được phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thứ cấp.

Trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 vẫn sẽ sôi động

Theo các chuyên gia đến từ VNDirect, Nghị định 153/2020/NĐCP ra đời được đánh giá giúp "cởi trói" cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ và rủi ro của nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành.Cụ thể, trách nhiệm của nhà đầu tư bao gồm: tiếp cận và hiểu rõ đầy đủ nội dung, điều khoản trước khi quyết định mua hoặc giao dịch trái phiếu; tự đánh giá và chịu trách nhiệm về các rủi ro phát sinh, và tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan về đối tượng nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Nghị định 153 cũng đã bãi bỏ một số quy định về điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

Trước đây, Nghị định 81 đã giới hạn quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu sáu tháng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát hành phải ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đến Nghị định 153, các quy định trên đều được gỡ bỏ. Thay vào đó, Nghị định 153 chỉ yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn; thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp.

Doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận và có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.

VNDirect cho rằng điều này tạo cơ hội cho thị trường  trái phiếu doanh nghiệp sôi động trở lại khi một số vướng mắc về quy định được Nhà nước tháo gỡ. 

Còn FiinGroup cho rằng ​​chủ trương giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại và các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc kiểm soát hạn mức tín dụng cho ngành bất động sản khiến kênh trái phiếu dần trở thành nguồn cung cấp dòng vốn trung và dài hạn thay thế cho kênh tín dụng truyền thống.

Điều này thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vươn lên trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế bên cạnh kênh dẫn vốn truyền thống là tín dụng của ngân hàng thương mại và huy động vốn cổ phần từ thị trường chứng khoán bởi tính linh động và thuận lợi của việc điều chuyển vốn, mặc dù đang có những dự thảo thay đổi về khung pháp lý liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ có thể tác động tới hoạt động phát hành trên thị trường trong thời gian tới.

FiinGroup cũng cho rằng triển vọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 vẫn sẽ sôi động khi khoảng 60% giá trị trái phiếu đang lưu hành sẽ đáo hạn trong năm 2023-2024, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. "Do đó, nhu cầu tái tài trợ các khoản trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn giai đoạn 2023-2024 sẽ diễn ra mạnh mẽ trong ngay trong năm nay" - FiinGroup nêu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây cũng đã ban hành công điện về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo nội dung công điện, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp, tuy nhiên, thời gian vừa qua, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp có những vi phạm pháp luật và đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nội dung công điện yêu cầu Bộ trưởng Công an chỉ đạo công an các địa phương khẩn trương điều tra, xác minh xử lý nghiêm vi phạm. Việc này nhằm đảm bảo việc phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích, minh bạch.

Bộ Công an cũng khẩn trương ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng, vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp. Hai cơ quan này cần chủ động rà soát, có kịch bản ứng phó để phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước giám sát, thanh tra các tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành, đầu tư, phân phối trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, hoặc kết quả kinh doanh thua lỗ, không có tài sản đảm bảo...

Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán thanh tra, giám sát việc phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu. Các cơ quan này cũng rà soát lại các quy định về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Việc này nhằm sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch; và đưa ra chế tài cảnh báo sớm, quản lý rủi ro thị trường.

Hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Phát Đạt đổ về đâu?

Chủ nhật, 10/04/2022 | 10:35
Phát Đạt đã phát hành tổng cộng 10 lần trái phiếu năm 2021 với tài sản đảm bảo là cổ phiếu công ty để đầu tư vào dự án tại Bình Dương, Bình Định.

Thủ tướng chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đấu giá đất

Thứ 5, 07/04/2022 | 20:54
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu.

Những lô trái phiếu FLC huy động 2 năm qua đổ vào dự án nào?

Thứ 5, 07/04/2022 | 12:33
FLC vừa hoàn tất phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu vào hôm 25/3, ngay trước thời điểm cựu Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 17/4: Tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Hiện mốc 1.179 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro chờ đợi thị trường ổn định hơn.

PGBank đặt mục tiêu lãi gấp rưỡi trong năm 2024 

Thứ 5, 18/04/2024 | 14:50
Năm 2024, PGBank đặt kế hoạch tổng tài sản 63.503 tỷ đồng, tăng 14,4%; tổng thu thuần đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 49,7% so với năm 2023.

LPBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam

Thứ 4, 17/04/2024 | 18:03
Tên gọi “Ngân hàng Lộc Phát” trong quan niệm của người Á Đông mang ý nghĩa tạo dựng sự phát triển, tài lộc, may mắn, phồn vinh và thịnh vượng.

Áp lực bán tháo trên diện rộng, VN-Index "thủng" mốc 1.200 điểm

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:49
Phe bán áp đảo, nhóm ngân hàng là gánh nặng chính của thị trường khiến VN-Index giảm 22,67 điểm xuống 1.193,01 điểm.

Giá USD ngân hàng lên kịch trần, vượt 25.400 đồng/USD

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:39
Sáng 17/4, giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng mức kịch trần vượt 25.400 đồng/USD. Đây là mức tăng mạnh nhất của tỷ giá trung tâm trong vòng 1 năm trở lại.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

PGBank đặt mục tiêu lãi gấp rưỡi trong năm 2024 

Thứ 5, 18/04/2024 | 14:50
Năm 2024, PGBank đặt kế hoạch tổng tài sản 63.503 tỷ đồng, tăng 14,4%; tổng thu thuần đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 49,7% so với năm 2023.

Lăng kính chứng khoán 17/4: Tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Hiện mốc 1.179 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro chờ đợi thị trường ổn định hơn.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.