BVĐK Ba Vì trao nhầm - con không giống bố: Cả "núi" áp lực đè lên vai người vợ

BVĐK Ba Vì trao nhầm - con không giống bố: Cả "núi" áp lực đè lên vai người vợ

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 6, 13/07/2018 10:13

Trong câu chuyện trao nhầm con, những người vợ, người mẹ vô tình phải chịu áp lực từ dư luận khi con của họ không giống bố, không giống những người thân trong gia đình.

Audio: Tâm trạng của hai nữa hộ sinh trong vụ trao nhầm con ở BVĐK Ba Vì

Trong câu chuyện trao nhầm con của bệnh viện Đa khoa Ba Vì (huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) cách đây gần 6 năm, nếu như chị Vũ Thị H. (SN 1983, xã Phú Sơn, Ba Vì, hiện đang nuôi bé Đoàn Nhật M.) cũng rơi vào vòng xoáy của bao hiểu lầm vì… con không giống bố thì chị Phùng Thị Thu Hiền (xã Tây Đằng, Ba Vì, hiện đang nuôi bé Phùng Thanh H.) cũng từng phải nghe những lời dị nghị. Nhiều người còn ra mặt nghi ngờ về phẩm hạnh vì đứa trẻ càng lớn càng không có nét nào giống các thành viên trong gia đình. Đó còn là những áp lực từ phía gia đình chồng, là những rắc rối cho gia đình mà vô tình chị Hiền phải đối mặt.

Nếu như gia đình chị H. rơi vào cảnh đổ vỡ thì gia đình chị Hiền cũng lục đục, cãi vã.

“Những năm qua, tôi luôn chăm sóc, yêu thương cháu H. dù phải chịu những áp lực vô hình. Lúc phát hiện có sự nhầm lẫn trong quá trình trao con cách đây gần 6 năm, tôi bị sốc, không dám tin vào sự thật.

Tôi thật sự xót cho 2 đứa trẻ, xót cho chính con ruột mình. Bây giờ chỉ mong muốn có thể đưa 2 cháu về đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Vợ chồng tôi nhiều lần cãi nhau cũng bởi con không giống bố mẹ và người thân”, chị Hiền nghẹn giọng.

BVĐK Ba Vì trao nhầm - con không giống bố: Cả 'núi' áp lực đè lên vai người vợ

Chị Phùng Thị Thu Hiền.

Từ thực tế đó cùng với bức ảnh bé Đoàn Nhật M. được một người bạn gửi cho mình và thấy bé có nhiều nét giống người trong gia đình, vợ chồng chị Hiền đi tìm hiểu và xét nghiệm ADN. Đồng thời, vợ chồng chị Hiền cũng đến gia đình chị H. để thuyết phục gia đình cùng đi xét nghiệm, kết quả xét nghiệm mới hay con của họ đã bị trao nhầm.

“Thông tin này giúp tôi giải tỏa được áp lực, những hoài nghi và sắp tới tôi sẽ được gặp con ruột của mình, được chăm sóc cho cháu để bù đắp lại quãng thời gian 6 năm qua”, chị Hiền nói.

Anh Phùng Giang Sơn (chồng của chị Hiền) cũng cho biết: “Từ khi phát hiện sự việc thì gia đình đã cố gắng tìm nhiều cách để liên lạc, giải quyết mong 2 cháu được về đoàn tụ với gia đình, để bù đắp những tổn thất cho các cháu. Tuy nhiên, sau khi sự việc được phát hiện, gia đình đã liên hệ với bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì để giải quyết công tâm thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Gần đây nhất, tôi đã viết đơn lên Tòa án nhân dân huyện Ba Vì và bộ Y tế để mong sớm được nhận lại con”.

Trao đổi về sự việc nhầm con, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, trong câu chuyện nhầm con, không chỉ hai đứa trẻ mà tất cả người lớn đều bị tổn thương. Tuy nhiên, đối với hai người con, sự quan tâm cần đặc biệt hơn. Để làm được điều này, cách cư xử của người lớn mang tính quyết định thái độ của con khi đối mặt với môi trường mới.

“Nếu bố mẹ thay đổi cách nhìn và cởi mở chấp nhận sự việc, hai bé sẽ nhận thấy năng lượng tích cực và cũng dễ dàng chấp nhận sự thật này hơn. Con có hành vi chống đối, bị tổn thương tâm lý hay không, tất cả phụ thuộc vào thái độ và hành vi ứng xử của người lớn”, PGS.TS Nam nhấn mạnh.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.