Cà Mau chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực giúp dân vượt qua đại dịch

Cà Mau chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực giúp dân vượt qua đại dịch

Hữu Việt Tâm

Hữu Việt Tâm

Thứ 6, 06/08/2021 16:28

Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Trong khó khăn, xuất hiện nhiều hành động thiết thực và ý nghĩa, khiến mọi người càng thêm thấm thía cái đẹp của tình người, tình đời.

Thanh niên kết nối gỡ đầu ra nông sản

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, người dân tỉnh Cà Mau đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập ngoài tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là việc thiếu lương thực, thực phẩm thiết yếu do mất việc làm, do thực hiện quy định giãn cách tại các địa phương nơi họ đang sinh sống, làm việc.

Trong khi đó, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch làm cho nhiều sản phẩm nông sản của nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến giá sản phẩm giảm mạnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Trước tình hình trên, các cấp chính quyền từ tỉnh tới địa phương đã cùng đồng hành với người nông dân vượt qua khó khăn và tái sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Tiêu biểu như ở xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là vùng trồng rau màu trọng điểm của huyện, nhưng từ khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, thương lái rất hạn chế thu mua nông sản. Hàng chục héc-ta hoa màu của người dân đến tuổi thu hoạch lại không có đầu ra.

Dân sinh - Cà Mau chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực giúp dân vượt qua đại dịch

“Gian hàng Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản” của xã Khánh Lộc thật sự là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, gỡ đầu ra nông sản cho nông dân.

Từ khó khăn của người dân, xã đoàn Khánh Lộc đã thành lập “Gian hàng Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản” để cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19. Trước khi mở bán, các bạn đoàn viên chia sẻ thông tin việc làm thiện nguyện trên các trang mạng xã hội. Hình ảnh gian hàng cũng được bà con chia sẻ rộng rãi để hỗ trợ việc tiêu thụ. Từ đó, những bó rau, trái dưa leo người nông dân làm ra được bán nhanh chóng.

Anh Khổng Văn Trường, người dân chuyên trồng dưa leo ở xã Khánh Lộc xúc động: “Các bạn đoàn viên giúp đỡ chúng tôi tiêu thụ nông sản rất nhiệt tình. Mấy hôm trước, đã giúp gia đình tôi bán được hơn 2 tấn dưa, tôi rất biết ơn!”.

Không chỉ hỗ trợ tiêu thụ, các bạn đoàn viên thanh niên còn hỗ trợ người dân thu hoạch, vận chuyển và liên hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tìm đầu ra cho nông sản. Nhờ bán giá gốc nên được nhiều người ủng hộ. Trung bình mỗi ngày “Gian hàng Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản” bán được khoảng 2 - 3 tấn hoa màu.

“Bếp ăn 0 đồng” với vô số đặc sản, quà quê

Trong khi đó, các “Bếp ăn 0 đồng” trên địa bàn TP.Cà Mau đi vào hoạt động cũng phần nào giúp đỡ được nhiều lao động thất nghiệp, người khó khăn bớt nhọc nhằn trên địa bàn trong thời điểm dịch bệnh. Với thông điệp ý nghĩa, phong trào “Bếp ăn 0 đồng” đã nhanh chóng lan ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, sau khi đi vào hoạt động, bếp ăn này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các mạnh thường quân, với vô số đặc sản, quà quê. Đó có thể là vài kí cá rô phi, vài kí tôm bắt được dưới vuông hay những bó rau tự trồng sau vườn. Nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa đặc biệt, lan tỏa những tấm lòng tử tế.

Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND phường 8, TP.Cà Mau chia sẻ: “Trước ý nghĩa thiết thực của “Bếp ăn 0 đồng”, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm để giúp duy trì. Từ đó, các bếp ăn từ thiện có thêm nguồn lương thực, thực phẩm để duy trì hoạt động. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, hỗ trợ phần nào cho nhiều người dân gặp khó khăn trong thời điểm dịch bệnh”.

Dân sinh - Cà Mau chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực giúp dân vượt qua đại dịch (Hình 2).

Bà Võ Thị Lùng (86 tuổi) ở nhà trọ tại phường 8, TP.Cà Mau làm nghề vớt ve chai, xúc động khi nhận được phần cơm.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.