Các dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua của bệnh bạch hầu

Các dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua của bệnh bạch hầu

Thứ 4, 24/06/2020 | 14:40
0
Thời gian gần đây, việc liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông khiến người dân không khỏi lo lắng, hoang mang. Vậy bệnh này nguy hiểm thế nào, làm cách nào để nhận biết và phòng tránh bệnh hiệu quả?

Chiều 23/6, ông Hà Văn Hùng (Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông) cho biết, tại xã Đắk Rmăng (huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch mới. Đây là ổ dịch lớn thứ ba trên địa bàn.

Theo Pháp luật TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại đã có 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó 4 ca bệnh tại huyện Krông Nô, 5 ca ở xã Quảng Hòa (nơi là ổ dịch thứ hai) và 3 ca mới ở xã Đắk R’măng.

Trong số các ca dương tính được phát hiện, 1 trường hợp đã tử vong là cháu S.T.H (9 tuổi, ở xã Quảng Hòa). Trước đó, do thấy cháu bị đau họng, ho, khó thở,… nên gia đình đã đưa đến BVĐK tỉnh Đắk Nông thăm khám. Do bệnh diễn biến nặng nên bé tiếp tục được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để điều trị nhưng không may tử vong sau đó.

Sức khỏe - Các dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua của bệnh bạch hầu

Ngành y tế tỉnh Đắk Nông tổ chức phun khử khuẩn ngăn ngừa dịch bạch hầu.

Tại ổ dịch ở xã Đắk R’măng có 1 ca bệnh có triệu chứng nặng là trường hợp Giàng A Ph. (SN 2007). Sau đó qua thăm khám, các đơn vị chức năng phát hiện thêm cũng tại ổ dịch này 2 trường hợp khác là cháu Thào A T. (SN 2010) và ông Giàng A P. (SN 1979) cũng dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện các bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị. Tính đến chiều 23/6, các cơ quan chức năng đã phải tiến hành cách ly tổng cộng hơn 1.200 người.

Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu (tên tiếng Anh: Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có tốc độ lây lan nhanh chóng tạo thành dịch. Bệnh có thể xuất hiện trên da hoặc ở các màng niêm mạc khác như bộ phận sinh dục hoặc kết mạc mắt gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể.

Bệnh truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (khi ho,hắt hơi) hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng bị dính dịch bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sau khoảng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm vi khuẩn, dù không có các triệu chứng rõ rệt thì bệnh nhân vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Vi khuẩn bạch hầu gây ảnh hưởng chủ yếu đến họng và mũi. Khi bị nhiễm khuẩn, các độc tố trong vi khuẩn bạch hầu sẽ xâm nhập vào máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở: Mũi, họng, lưỡi, khí quản. Trong một số trường hợp, các độc tố này có thể gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể như tim, não và thận gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

Những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Thông thường, trẻ em được tiêm phòng bạch hầu từ khi mới sinh nên tỉ lệ mắc bệnh rất thấp. Tuy nhiên, ở những nơi có tỉ lệ tiêm chủng bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch. Ngoài trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 60 tuổi thì những người không được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch; đi đến nơi không tổ chức tiêm vắc-xin bạch hầu, mắc các rối loạn miễn dịch (bị AIDS), sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh hoặc đông đúc, chật hẹp là những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Những triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người không biểu hiện rõ rệt trong khi số khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, thường bị nhầm lẫn là cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch hầu là sốt, ớn lạnh, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc (các mảng dính, nhớt) màu trắng ngà, xám hoặc đen ở hai bên thành họng và amidan. Giả mạc dai, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu.

Sức khỏe - Các dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua của bệnh bạch hầu (Hình 2).

Bệnh bạch hầu có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nếu bệnh diễn tiến nặng bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, khó nuốt, sưng to ở cổ, thay đổi thị lực, nói lắp, da xanh xao, vã mồ hôi, rối loạn nhịp tim. Bệnh có thể qua khỏi hoặc ngày càng trầm trọng và khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bệnh bạch hầu được chia thành 4 thể lâm sàng: Bạch hầu họng thể thông thường (70%), bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản (26%), bạch hầu mũi (4%).

Bạch hầu họng thể thông thường: Thời kỳ ủ bệnh 2-5 ngày thường không có triệu chứng lâm sàng. Sau đó người bệnh bị sốt nhẹ (38-38,5 độ C), sổ mũi, niêm mạc họng đỏ. Xuất hiện các chấm trắng mờ và mỏng, hạch dưới hàm đau và sưng to. Sau 2-3 ngày bệnh nhân cảm thấy nuốt vướng, đau cổ họng, mệt mỏi, xanh xao. Trong họng có nhiều màng trắng đục, dính vào lớp thượng bì bên dưới, khi bóc ra rất dễ chảy máu. Ở tình trạng nghiêm trọng da người bệnh trở nên xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ.

Bạch hầu ác tính (gồm 2 thể):

-Thể tiên phát xuất hiện trong 1-2 ngày đầu với triệu chứng sốt cao (39-40 độ C) mệt mỏi, da xanh, nôn, nuốt đau, giả mạc lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to. Bệnh nhân dần tím tái, sốt cao, xuất huyết nhiều nơi, khi uống nước bị sộc ra mũi, huyết áp hạ, mạch nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

-Thể thứ phát xuất hiện sau bạch hầu họng thông thường do điều trị muộn.

Bạch hầu thanh quản: Thường do bạch hầu họng thể thông thường lan xuống, bệnh thường gặp ở trẻ còn bú mẹ. Triệu chứng ban đầu là vẻ mặt sợ hãi, ho khàn, thở rít, co kéo hõm ức. Tình trạng khó thở ngày càng tăng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bạch hầu mũi: Hiếm gặp, thường gặp ở trẻ còn bú mẹ. Biểu hiện khởi phát là chảy nước mũi nhẹ, kéo dài vài ngày, có khi nước mũi lẫn máu. Triệu chứng có thể nhẹ nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân bị lở trong lỗ mũi và cánh mũi.

Cách phòng chống bệnh bạch hầu

Sức khỏe - Các dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua của bệnh bạch hầu (Hình 3).

Tiêm vắc-xin là giải pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.

Cho đến thời điểm này, tiêm vắc-xin vẫn là giải pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm vắc- xin và tiếp xúc với vi khuẩn thì vẫn có thể nhiễm bệnh. Để phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần tuân thủ các biện pháp sau:

- Cho trẻ tiêm chủng vắc- xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên sát khuẩn tay bằng xà phòng; che kín miệng khi ho và hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, (đặc biệt là mũi, họng); tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Giữ không gian xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

- Nếu xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh phải nhanh chóng được đưa đi cách ly và đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong vùng dịch phải tuân thủ nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin theo chỉ định, yêu cầu của cơ quan y tế.

Minh Hoa (t/h)

Đắk Nông ghi nhận 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, cách ly gần 1000 người

Thứ 3, 23/06/2020 | 15:12
Sau một thời gian ngắn, tại tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu.

Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu: Tử vong nhanh hơn Covid-19

Thứ 2, 22/06/2020 | 14:39
Liên quan đến vụ việc một cháu bé tử vong do bệnh bạch hầu tại xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông), nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế dự phòng cho rằng, mức độ nguy hiểm và tử vong của loại bệnh này còn nhanh hơn Covid-19.

Quảng Nam: Thêm 2 ca nghi mắc bệnh bạch hầu, căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Thứ 4, 23/10/2019 | 18:00
Sau khi phát hiện một ca dương tính với bạch hầu, mới đây Sở Y tế Quảng Nam lại phát hiện thêm 2 trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu.

Đắk Lắk khẩn trương dập dịch bạch hầu vì lo ngại có ổ dịch

Chủ nhật, 01/09/2019 | 12:16
11 người nghi nhiễm, 3 ca dương tính, 1 trường hợp tử vong vì bạch hầu buộc tỉnh Đắk Lắk lên kế hoạch khẩn trương dập tắt dịch bệnh.
Cùng chuyên mục

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Bình Thuận ghi nhận một ca tử vong nghi do chó dại cắn

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:30
Ngày 23/4, Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân vừa ghi nhận một ca tử vong nghi do bệnh dại ở xã Tân Thắng.

An toàn vệ sinh thực phẩm các gánh hàng rong quanh trường học

Thứ 2, 22/04/2024 | 19:30
Các gánh hàng rong quanh trường học luôn tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng nhiều món nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại là vấn đề đáng quan ngại.

Đau muốn rụng chân”, đi khám phát hiện thời gian sống chỉ còn tính bằng tuần

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:23
Chủ quan với sức khỏe nhiều người có thể đánh đổi cả tính mạng.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Quốc gia nào có dân sống thọ nhất thế giới?

Thứ 3, 23/04/2024 | 08:30
Được mệnh danh là “sân chơi của tỷ phú”, quốc gia nhỏ bé thứ 2 thế giới có chứa tới 40.000 dân với tuổi thọ trung bình đáng kinh ngạc gần 87 tuổi, vượt qua Nhật Bản.

Độc lạ: Cá mú khổng lồ được ngư dân giải cứu bằng cách đặc biệt

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Tài khoản @AMAZlNGNATURE vừa chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video thú vị, ghi lại cảnh ngư dân giúp đỡ một con cá mú đang bị Barotrauma.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Người phụ nữ bất ngờ khi nghe bác sĩ chỉ ra "thủ phạm" khiến một bên ngực biến dạng

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:45
Nữ bệnh nhân 55 tuổi tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thăm khám tổng quát, tuy nhiên, kết quả siêu âm, chụp MRI cho thấy hình ảnh túi ngực bên trái đã vỡ.