Các nhà khoa học chỉ đam mê nghiên cứu chứ không có năng lực kinh doanh

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 23/09/2022 | 18:28
0
Theo GS.TS Châu Văn Minh, các nhà khoa học chỉ có 2 lựa chọn để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình. Một là chuyển giao công nghệ, hai là tự mình khởi nghiệp.

Thông tin trên được GS.TS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nêu tại hội nghị “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập” chiều 23/9.

Theo đó, GS.TS Châu Văn Minh cho biết, đa số các nhà khoa học lựa chọn phương án chuyển giao công nghệ hoặc giao lại cho tổ chức chủ trì để chuyển giao mà không chọn phương án tự mình khởi nghiệp do bản chất của các nhà khoa học là đam mê nghiên cứu khám phá các vấn đề mới và không có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nên không đủ tự tin để thực hiện.

Nhà nước khuyến khích phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng đặc thù loại hình này có tính rủi ro cao, thường chỉ 3-5% thành công. Có doanh nghiệp không thành công nhiều lần, sau khi thất bại, các nhà khoa học khó có thể quay lại con đường nghiên cứu, vì nhiều lý do.

Trong khi đó, hiện chưa có chính sách đảm bảo cho việc sử dụng các nhà khoa học trong trường hợp triển khai doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không thành công.

Kinh tế vĩ mô - Các nhà khoa học chỉ đam mê nghiên cứu chứ không có năng lực kinh doanh

GS.TS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Ảnh: VGP).

Theo GS.TS Châu Văn Minh, các doanh nghiệp trong nước khi đến làm việc thường chỉ quan tâm công nghệ đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sản xuất mà ít quan tâm mua công nghệ quy mô phòng thí nghiệm, quy mô pilot để tiếp tục đầu tư phát triển vì có nhiều rủi ro.

Trong khi với cơ sở vật chất của Viện Hàn lâm nói riêng và của các đơn vị nghiên cứu trong cả nước nói chung hiện nay khó có thể tạo ra công nghệ sẵn sàng ở quy mô sản xuất lớn để chuyển giao.

Mặt khác, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh phí, chủ động đặt hàng nhà khoa học giải quyết vấn đề cụ thể vì e ngại rủi ro và thiếu thông tin. Một số doanh nghiệp chưa tin tưởng vào công nghệ do nhà khoa học hoặc đơn vị trong nước nghiên cứu. Thay vào đó, họ chọn mua công nghệ nước ngoài.

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên, theo ông Minh là do thông tin giới thiệu sản phẩm công nghệ của nhà khoa học và đơn vị trong nước tới doanh nghiệp còn hạn chế, do cơ sở dữ liệu rời rạc, chưa đồng bộ. Tổ chức trung gian làm cầu nối cho nhà khoa học và doanh nghiệp còn yếu về năng lực, thiếu liên kết với mạng lưới khu vực và quốc tế.

Kinh tế vĩ mô - Các nhà khoa học chỉ đam mê nghiên cứu chứ không có năng lực kinh doanh (Hình 2).

Các nhà khoa học chỉ đam mê nghiên cứu chứ không có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh.

Để các kết quả nghiên cứu có thể tiếp cận nhanh chóng hơn vào thị trường và tạo điều kiện cho các nhà khoa học triển khai ứng dụng và thương mại hóa kết quả khoa học và tài sản trí tuệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đề xuất 5 kiến nghị.

Trong đó, các cơ quan quản lí nhà nước rà soát, điều chỉnh thống nhất các quy định, văn bản pháp lý liên quan thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Sở hữu trí tuệ...

Xây dựng chính sách khuyến khích và bảo vệ các nhà khoa học khi được phân công quản lý, điều hành doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Có chính sách cụ thể để các nhà khoa học đã tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sau 3 đến 5 năm được quay về làm việc ở Viện/ Trường, cơ quan nghiên cứu khoa học (kể cả trong trường hợp không thành công).

Xây dựng cơ chế thúc đẩy hoạt động kết nối Viện/Trường với doanh nghiệp, nhằm phát hiện vấn đề, tìm kiếm giải pháp, tạo công nghệ phù hợp với doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN.

Đồng thời, có chính sách khuyến khích, ưu tiên mua thiết bị, công nghệ… là sản phẩm khoa học được tạo ra từ các nghiên cứu trong nước trong mua sắm công.

Tại hội nghị, ông Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng dẫn lịch sử cho thấy người Việt Nam đủ sức tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ cung cấp cho thị trường.

Ông nhấn mạnh, nguồn cung sản phẩm khoa học công nghệ là rất lớn, nhưng việc chuyển giao công nghệ phải hiểu rộng hơn, bao gồm cả ý tưởng công nghệ và sản phẩm đi cùng công nghệ.

“Các vế cung - cầu và môi trường đều có. Vậy câu hỏi đặt ra tại sao thị trường khoa học công nghệ chưa phát triển? Tôi cho rằng phải thực hiện đúng quy luật thì thị trường sẽ phát triển”, ông Dũng nêu vấn đề.

Ông Dũng đề nghị cần có chính sách thúc đẩy nguồn cung sản phẩm khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, tin tưởng đội ngũ khoa học công nghệ, có hình thức tôn vinh phù hợp. Dù doanh nghiệp nước ngoài có vai trò quan trọng, Việt Nam cần quan tâm phát triển doanh nghiệp trong nước, bởi họ đóng góp lớn về mọi mặt, trong đó có nguồn thu ngân sách.

Sẽ hình thành và vận hành 3 sàn giao dịch công nghệ quốc gia

Thứ 6, 23/09/2022 | 18:03
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, 3 sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại 3 miền đất nước sẽ được hình thành, kết nối với các sàn giao dịch khu vực, thế giới.

4 nhà khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội có tên trong BXH thế giới vừa công bố

Thứ 6, 19/08/2022 | 10:05
Việt Nam có 10 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng thế giới của reseach.com và 4 trong số này đến từ ĐHQG Hà Nội.

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ về mặt khoa học, kỹ thuật

Thứ 5, 30/06/2022 | 18:35
Sáng 30/6, tại trụ sở Bộ NN-PTNT đã diễn ra buổi tiếp và làm việc giữa Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và ông Jason Hafemeiser, Quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Cùng tác giả

Một chuyên viên Bộ Công Thương bị bắt để điều tra về tội nhận hối lộ

Thứ 5, 21/09/2023 | 13:06
Ông Nguyễn Lộc An - chuyên viên Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương bị bắt giam để điều tra về tội Nhận hối lộ, liên quan Công ty Bách Khoa Việt.

Chủ tịch Quốc hội: Cần “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Thứ 3, 19/09/2023 | 18:34
Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, bên cạnh củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, cần phải phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới.

Loạt kiến nghị của doanh nghiệp Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023

Thứ 3, 19/09/2023 | 18:16
Các đại diện DN trong nước và FDI đã gửi gắm tâm tư đến Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với mong muốn xây dựng chính sách, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Nhiều dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 khó vượt 6%

Thứ 3, 19/09/2023 | 16:47
Chuyên gia kinh tế và các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay cao nhất chỉ ở mức 6% - đồng nghĩa với việc sẽ khó để đạt mục tiêu 6,5%.

Chuyên gia Fulbright hiến kế giải cứu điện tái tạo

Thứ 3, 19/09/2023 | 15:56
Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và có những cơ chế ưu đãi cao nhất.
Cùng chuyên mục

Dữ liệu hoá đơn điện tử như “mạch máu” của nền kinh tế

Thứ 5, 21/09/2023 | 15:45
Dữ liệu hoá đơn điện tử không chỉ có ích trong việc phân tích xu hướng kinh doanh của DN, mà còn hỗ trợ về mặt vĩ mô, thống kê cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hải Phòng: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án FDI

Thứ 5, 21/09/2023 | 14:39
Tổng cộng từ đầu năm đến nay, Tp.Hải Phòng thu hút khoảng 3 tỷ USD vốn FDI, gấp 1,5 lần so với kế hoạch năm 2023.

Dữ liệu được coi là “trái tim” của chuyển đổi số

Thứ 5, 21/09/2023 | 11:48
Các nền tảng số ứng dụng đang được phát triển mạnh mẽ, tập trung vào nội dung cốt lõi là dữ liệu và dữ liệu là yếu tố đột phá cho phát triển kinh tế số.

Vào vụ mùa giá lúa tăng, nông dân đừng vội xuống giống

Thứ 4, 20/09/2023 | 20:32
Điều đáng nói là từ đầu vụ đến nay, nông dân Tiền Giang đều bán lúa đạt giá cao nhất trong hơn 10 năm qua.

Chuyên gia: Cần "cởi trói" để doanh nghiệp phát triển điện tái tạo

Thứ 4, 20/09/2023 | 20:10
Cùng với kiến nghị cởi trói về chính sách, các chuyên gia cũng cho rằng, việc bỏ chống độc quyền về giá điện cũng cần phải được làm rõ.
     
Nổi bật trong ngày

Dữ liệu hoá đơn điện tử như “mạch máu” của nền kinh tế

Thứ 5, 21/09/2023 | 15:45
Dữ liệu hoá đơn điện tử không chỉ có ích trong việc phân tích xu hướng kinh doanh của DN, mà còn hỗ trợ về mặt vĩ mô, thống kê cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hải Phòng: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án FDI

Thứ 5, 21/09/2023 | 14:39
Tổng cộng từ đầu năm đến nay, Tp.Hải Phòng thu hút khoảng 3 tỷ USD vốn FDI, gấp 1,5 lần so với kế hoạch năm 2023.

Để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn khi đến Thủ đô

Thứ 5, 21/09/2023 | 07:00
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, bên cạnh giải pháp thu hút khách đến Hà Nội, việc kích cầu chi tiêu của du khách đang được ngành Du lịch Thủ đô đặt ra.

Xuất khẩu hạt điều: Tín hiệu tích cực và kỳ vọng “sức bật” cuối năm

Thứ 5, 21/09/2023 | 15:43
Cuối năm người tiêu dùng thường sẽ chi tiêu nhiều hơn, do đó, ngành hàng điều kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn nữa vào những tháng cuối năm.

Giá vàng 21/9: Vàng thế giới giảm nhẹ

Thứ 5, 21/09/2023 | 09:23
Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống còn 1.926 USD/ounce sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố giữ nguyên lãi suất đúng như nhiều dự báo trước đó.