Các nước châu Âu tìm cách hạn chế vấn đề di cư

Các nước châu Âu tìm cách hạn chế vấn đề di cư

Thứ 5, 17/11/2022 | 12:38
0
Cho rằng hệ thống quản lý người tị nạn của EU đã thất bại, một số nước châu Âu đang muốn củng cố phòng tuyến chống người di cư ở khu vực Balkan.

Các nhà lãnh đạo của các nước Trung và Đông Nam Âu, bao gồm Áo, Hungary và Serbia, hôm 16/11 đã tổ chức một cuộc họp cấp cao tiếp theo dành riêng cho việc kiềm chế di cư, hãng thông tấn AP cho biết.

Áo và Hungary cũng cam kết giúp Serbia tổ chức những chuyến bay trục xuất những người đến từ các quốc gia được gọi là “an toàn” và không đủ điều kiện xin tị nạn tại các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu hoặc ở Serbia, các quan chức cho biết.

“Đã đến lúc các quốc gia EU riêng lẻ như chúng ta phải tìm kiếm các hình thức hợp tác mới bên ngoài những gì có thể có ở EU. Hệ thống quản lý người tị nạn của EU đã thất bại”, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết tại cuộc họp diễn ra ở thủ đô Belgrade của Serbia hôm 16/11.

Các quan chức từ Áo, Hungary và Serbia đã tổ chức một cuộc họp cấp cao tương tự vài tuần trước, và các cuộc đàm phán cấp thấp hơn cũng đã được tổ chức trong thời gian này, trong bối cảnh các nước báo cáo sự gia tăng đáng kể số lượng người di cư di chuyển dọc theo “tuyến đường Balkan”.

Đây là tuyến đường người di cư di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, qua Bắc Macedonia và Bulgaria, để tới Serbia - một quốc gia vùng Balkan ở Đông Nam Âu. Từ Serbia, người di cư sẽ cố gắng đến Tây Âu thông qua các quốc gia thành viên EU láng giềng là Hungary, Romania hoặc Croatia.

Các chuyên gia cho rằng tuyến đường bộ Balkan thường trở nên sôi động hơn trong điều kiện thời tiết xấu khi các tuyến đường di cư qua biển Địa Trung Hải và biển Aegean trở nên nguy hiểm hơn. Phần lớn người di cư đến từ Afghanistan và Syria, nhưng cũng có những người chạy trốn đói nghèo và bạo lực ở châu Phi hoặc châu Á.

Thế giới - Các nước châu Âu tìm cách hạn chế vấn đề di cư

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (phải), Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (giữa) và Thủ tướng Áo Karl Nehammer, ký biên bản ghi nhớ giữa ba nước nhằm tăng cường hợp tác ba bên trong lĩnh vực đấu tranh hiệu quả chống di cư bất hợp pháp, sau cuộc họp ba bên ở thủ đô Belgrade của Serbia, ngày 16/11/2022. Ảnh: US News

Serbia đã chịu áp lực về đảo ngược hệ thống thị thực nới lỏng với công dân tới từ các quốc gia ở châu Á và châu Phi, những quốc gia đã trở thành nguồn di cư.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết, sau khi bãi bỏ quy định miễn thị thực với Tunisia và Burundi, chính phủ của ông sẽ thay đổi quy định với 2 quốc gia nữa vào cuối năm nay.

“Chúng tôi đã đồng ý… huy động nhiều cảnh sát hơn ở biên giới với Bắc Macedonia và các thiết bị quan trọng, bao gồm cả ô tô có lắp đặt camera ảnh nhiệt, để cố gắng chuyển phòng tuyến về phía nam”, ông Vucic cho biết.

“Chúng tôi sẵn sàng tiến xa hơn về phía nam, cùng với Bắc Macedonia, và do đó bảo vệ cả châu Âu và đất nước của chúng tôi”.

Thủ tướng Áo Nehammer cho biết, dự kiến đất nước ông sẽ nhận được hơn 100.000 đơn xin tị nạn vào cuối năm nay, so với khoảng 40.000 đơn vào năm 2021.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, đất nước ông đã ghi nhận khoảng 250.000 vụ vượt biên trái phép trong năm nay.

“Chúng ta không cần phải quản lý vấn đề di cư. Chúng ta cần phải ngăn chặn nó”, ông Orban, người nổi tiếng với các chính sách chống nhập cư, tuyên bố.

Vào năm 2015-2016, Hungary đã dựng hàng rào dây thép gai ở biên giới với Serbia để ngăn dòng người nhập cư.

“Chúng ta cần cho họ thấy rằng họ không thể vượt qua ranh giới”, ông Orban nói.

Những người di cư thường trải qua nhiều tháng trên đường, ngủ ngoài trời và đối mặt với sự lạm dụng từ những kẻ buôn người. Họ thường thực hiện hàng chục nỗ lực vượt biên bất chấp bị cảnh sát nước sở tại đẩy lùi.

Minh Đức (Theo Washington Post, The National News)

Quyết định “không thể hiểu nổi” của Pháp, Italy và điều châu Âu cần

Thứ 7, 12/11/2022 | 20:11
Người tị nạn đến châu Âu luôn là một vấn đề “đau đầu” đối với EU và căng thẳng cho các nước thành viên của khối này, mà mới đây nhất là Pháp và Italy.

Các Bộ trưởng châu Âu đạt thỏa thuận phân bổ người di cư

Thứ 4, 23/09/2015 | 07:47
(Tin thời sự quốc tế) - Các Bộ trưởng Nội vụ châu Âu ngày 22/9 đã đạt thỏa thuận gây tranh cãi nhằm phân bổ 120.000 người di cư trên khắp châu lục trong vòng 2 năm tới.

Hungary: Biên giới châu Âu bị đe dọa bởi khủng hoảng người di cư

Thứ 3, 22/09/2015 | 06:57
(Tin thời sự quốc tế) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng, biên giới châu Âu đang bị de dọa bởi người di cư trong bối cảnh các quốc gia EU tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.