Ngày lễ Vu Lan là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao của bậc sinh thành. Vào dịp lễ này, ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà sắm sửa lễ vật dâng lên Đức Phật, Thần linh và gia tiên nội ngoại để bày tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Vào ngày này, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu, tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên ban thờ phật (nếu có) và ban thờ gia tiên.
Dưới đây là hướng dẫn cách cúng lễ Vu Lan theo truyền thống Việt bạn có thể tham khảo:
Cúng tại chùa
Theo các sư thầy ở nhà chùa thì việc cúng lễ Vu Lan trước tiên nên được thực hiện tại chùa rồi mới làm ở nhà. Theo báo Gia đình & Xã hội, trước tiên, bạn cần đến đăng ký làm lễ ở một ngôi chùa gần nơi bạn đang sinh sống. Nếu đăng ký ở một ngôi chùa có tiếng cũng tốt nhưng không vì thế mà phải chen chúc ở một nơi quá đông người, quan trọng là bạn thành tâm với việc mình đang làm.
Cúng Vu Lan tại nhà
Theo các chuyên gia tâm linh thì việc cúng lễ Vu Lan tại nhà nếu được làm đúng ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất. Việc cúng lễ Vu Lan tại nhà thường được tiến hành từ ngày 10/7 đến trước ngày 15/7 âm lịch.
Cúng Phật
Theo Vietq, trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả để cúng phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài nhưng thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc khá nhanh.
Cúng thần linh và gia tiên
Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưn