Theo Bộ Y tế, hiện biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế tại nước ta. Tại khu vực phía Bắc đang có sự gia tăng ca mắc COVID-19, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân nặng và ca mắc không có sự thay đổi.
Đa phần bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, dễ nhầm với bệnh cúm.
Bộ Y tế cho biết, bệnh do virus COVID-19, cúm A đều có biểu hiện chung của sốt và các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi. Tuy nhiên, dựa vào yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh các bác sĩ sẽ có căn cứ để phân biệt ba bệnh này.
(Ảnh minh họa).
Thông thường cảm lạnh chỉ gây ra các biểu hiện nhẹ và sẽ hết trong vòng 5-7 ngày. Còn đối với bệnh do COVID-19 và cúm A có thể nhẹ nhưng một số trường hợp sẽ dẫn đến biến chứng nặng gây viêm phổi, viêm xoang, sốc, suy đa tạng do virus cúm hoặc do bội nhiễm.
Do đó, với ca bệnh nghi nhiễm COVID-19 hoặc cúm A, cần phải đi khám ngay và thực hiện cách ly đúng quy định. Nếu có các dấu hiệu mệt nhiều, đau ngực, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu nặng nào khác đi kèm, cần tái khám ngay.
COVID-19 lây lan dễ dàng hơn bệnh cúm. So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây bệnh nặng hơn ở một số người. Xét nghiệm là cần thiết để biết bệnh là gì và để xác nhận chẩn đoán.
Triệu chứng mắc COVID-19 rất đa dạng, từ nhẹ đến bệnh nặng.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho
- Thở gấp hoặc khó thở
- Mệt mỏi
- Đau cơ hoặc cơ thể
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc mùi mới
- Đau họng
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Bệnh tiêu chảy
Dấu hiệu nhận biết cúm
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trường Khoa Nhi, BV Bạch Mai đưa ra các dấu hiệu nhận biết cúm:
- Sốt
- Bên cạnh đó, cúm thường gây nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, kéo dài 1-2 ngày.
- Đặc biệt, cúm thường gây khó chịu ở ngực, ho ở mức độ nhẹ, trung bình và ho khan.
- Hầu hết các trường hợp cúm mùa phải nhập viện là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật. Một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch...
- Đa phần cúm là ở thể nhẹ, chiếm khoảng 80-90%. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng khi con có biểu hiện cúm.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu bệnh cúm trở nặng dưới đây để đưa con đi bệnh viện kịp thời:
- Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Co giật.
- Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
Với những trường hợp còn lại chỉ cần điều trị triệu chứng vào theo dõi.
Bộ Y tế khuyến cáo mới nhất về phòng chống dịch COVID-19 Bộ Y tế khuyến cáo đối với người dân, cộng đồng xã hội nói chung cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Trong đó, ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, tại không gian kín và các địa điểm bắt buộc; khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Vì vậy, cùng với thực hiện đầy đủ khuyến cáo 2K + vắc-xin và các biện pháp khác, người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Người dân khi có triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động tự cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm cho những người xung quanh. Chỉ những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ cao, có bệnh nền mạn tính và có triệu chứng nặng thì mới cần đến cơ sở y tế điều trị. |
DIỆU THU