Cải cách thủ tục hành chính: Không tìm soát “lỗi” để xử phạt DN

Cải cách thủ tục hành chính: Không tìm soát “lỗi” để xử phạt DN

Dương Thu
Thứ 4, 17/03/2021 | 10:06
0
Một trong 4 bài học khi đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020) là hỗ trợ DN tự giác thực hiện đúng pháp luật thay vì soát "lỗi" xử phạt.

Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp

Sáng ngày 17/3/2021, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng tư vấn cải cách TTHC) tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020), dưới sự chủ trì của ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Buổi họp báo có sự tham gia của các thành viên, các Ban công tác của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC, lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ, đại diện các bộ ngành, địa phương, đại diện các cơ quan quốc tế và nhiều chuyên gia.

Với phương pháp đánh giá dựa trên mô hình chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) và được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp tại 63 địa phương, ngay từ năm 2018 khi được công bố lần đầu tiên, Báo cáo APCI thường niên đã được coi là chỉ dấu quan trọng, phản ánh khách quan mức độ cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật thông qua việc phân tích bức tranh chân thực và sinh động về chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện TTHC theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tiếp nối mạch đánh giá này, APCI 2020 xoay quanh việc phân tích quá trình doanh nghiệp trải nghiệm dịch vụ do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương cung cấp trong 09 nhóm TTHC quan trọng gồm: Đầu tư; Giao dịch thương mại qua biên giới; Khởi sự doanh nghiệp/Đăng ký kinh doanh; Môi trường; Giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Đất đai; Xây dựng; Thuế và Kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh năm cuối cùng của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, APCI 2020 còn mang một thông điệp hết sức quan trọng, đó là ghi nhận một cách có hệ thống những thành công cũng như tiếp tục phát hiện những điểm cần cải thiện của tiến trình cải cách để làm cơ sở cho những chỉ đạo, điều hành liên quan tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thời gian tới.

Sự kiện - Cải cách thủ tục hành chính: Không tìm soát “lỗi” để xử phạt DN

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo.

4 bài học lớn

Bên cạnh những bài học vẫn còn nguyên giá trị từ APCI 2018, 2019, APCI 2020 tiếp tục cho thấy dư địa cải cách TTHC, kiểm soát chi phí tuân thủ còn rất lớn.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh đến 4 bài học sâu sắc để thúc đẩy cải cách:

Bài học thứ nhất, việc thực hiện và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử để cải thiện và tiết kiệm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp không còn là một ưu tiên cần cân nhắc mà đã là một nhiệm vụ cấp bách, được đặt lên hàng đầu của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Kết quả APCI qua 3 năm 2018, 2019 và 2020 cho thấy những nhóm TTHC nào được các cơ quan hành chính Nhà nước duy trì nhịp cải thiện liên tục thông qua phương thức điện tử đều được phản ánh ngay vào kết quả điểm APCI hàng năm. Định hướng xây dựng chính quyền điện tử với các dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử theo Nghị quyết số 52-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 17/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không chỉ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn đặc biệt phát huy hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19. APCI 2019 và APCI 2020 đều cho thấy những nhóm TTHC có điểm APCI cao và có những tiến bộ đáng kể qua các năm là nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc thực hiện TTHC của doanh nghiệp cũng như giải quyết TTHC của cơ quan Nhà nước trên môi trường điện tử.

Thành công ban đầu của Cổng Dịch vụ công quốc gia càng minh chứng cho điều đó. Đây là xu hướng rất được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0và quá trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời hạn chế được tiêu cực, nhũng nhiễu và rủi ro về tình huống bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh thường phát sinh ở phương thức truyền thống.

Bài học thứ hai, phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà còn làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Nếu để khoản chi phí này tiếp tục tồn tại và bao trùm trên diện rộng thì sẽ “cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân”.

Bài học thứ ba, việc thực hiện các giải pháp để chuyển đổi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” là cách thức phù hợp để giảm chi phí tuân thủ TTHC. Qua 3 năm, APCI cho thấy một phương thức dẫn đến thành công về cải cách của một số nhóm TTHC như thuế, giao dịch thương mại qua biên giới, đầu tư, khởi sự doanh nghiệp, môi trường,… là chuyển phương thức quản lý Nhà nước từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không chỉ đơn giản là điều chuyển các điều kiện, yêu cầu chứng minh đối với doanh nghiệp từ giai đoạn trước “cấp phép” sang sau “cấp phép” mà là thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý Nhà nước đối với từng lĩnh vực cũng như là thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm kinh doanh của mình.

Khảo sát APCI tại các địa phương cho thấy doanh nghiệp mong mỏi cần có những quy định, khuôn khổ, phương thức cụ thể, rõ ràng và bảo đảm các tiêu chí giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trong công tác hậu kiểm.

Doanh nghiệp mong muốn công tác này mang tính khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp để tự giác thực hiện đúng pháp luật, cảnh báo sớm nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật thay vì cơ quan chức năng tìm soát “lỗi” của doanh nghiệp để xử phạt. Doanh nghiệp cũng mong muốn các quy phạm pháp luật cần rõ ràng, thống nhất và có thể dự đoán được để các doanh nghiệp có thể tự kiểm soát về khả năng tuân thủ pháp luật. Như vậy, công tác “hậu kiểm” thực sự có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực tư nhân như Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Bài học thứ tư, APCI 2020 phản ánh một nền hành chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, sẽ đem lại hiệu quả về tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Công tác cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC phụ thuộc vào không chỉ các yếu tố về thể chế và hạ tầng mà còn về chính những con người thực hiện các TTHC đó.

Và để cải thiện điều này, song song với việc thúc đẩy chuyển đổi từ thái độ và trách nhiệm công vụ sang thái độ và trách nhiệm phục vụ người dân của các cơ quan, công chức Nhà nước, việc thực hiện và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử sẽ hỗ trợ cắt giảm các áp lực tiếp xúc trực tiếp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính tập trung giải quyết các vấn đề chuyên môn hiệu quả hơn.

Những bài học rút ra từ APCI năm nay đều được đặt trong bối cảnh Việt Nam vừa phải thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch, vừa phải đối mặt với các thách thức to lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để nhận thấy các giá trị căn cơ từ cải cách.

Với phương pháp luận phù hợp và cách làm nghiêm túc của Nhóm nghiên cứu, APCI 2020 được kỳ vọng sẽ giúp cho Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan có được kênh thông tin tham khảo hiệu quả nhằm tiếp tục đưa ra các quyết sách phù hợp để tiếp tục thúc đẩy mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính: Vẫn còn tình trạng cắt bỏ quy định này lại "mọc" quy định khác!

Thứ 4, 30/09/2020 | 15:48
Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 12/5/2020.

Cấp điện mới điện tử: Bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

Thứ 2, 19/06/2017 | 11:30
Không phải đến đơn vị Điện lực, chỉ cần gọi điện hoặc đăng ký qua internet hay ứng dụng trên thiết bị di động, khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô đã có thể hoàn thành việc đăng ký mua điện.

Thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính

Thứ 5, 11/04/2013 | 08:32
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:05
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nếu được đầu tư xây dựng kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ.

Ban quản lý dự án Giao thông Quảng Ngãi có giám đốc mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:48
Sáng 29/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ công bố quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh.

Trình Quốc hội dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trên 25.000 tỷ

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành giai đoạn 1 có chiều dài 128,8 km sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, quy mô 4 làn xe.

HĐND Tp.Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảnh báo 6 lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:59
Trong 6 lỗ hổng mới tồn tại ở sản phẩm Microsoft thì có tới 5 lỗ hổng sau khi khai thác thành công, hacker có thể tấn công thực thi mã từ xa.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt tạm giam nữ giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân MSB Thanh Xuân

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:13
Công an Tp.Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh - Giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân MSB Thanh Xuân với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

TikToker tố "bị đuổi vì ngồi xe lăn": Vi phạm nguyên tắc ứng xử chung

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, nam TikToker đã vi phạm 2/4 nguyên tắc ứng xử chung là tôn trọng tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử.

HĐND Tp.Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:05
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nếu được đầu tư xây dựng kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ.

Không có giới hạn cho sự sáng tạo đối với tác phẩm thông tin đối ngoại

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:37
Sau 10 năm ra đời, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại tiếp tục là diễn đàn uy tín cho mọi công dân Việt Nam và nước ngoài có tấm lòng yêu mến Việt Nam.