Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế

Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế

Chủ nhật, 24/04/2022 | 14:02
0
Người đứng đầu địa phương nơi xảy ra những lùm xùm trong quá trình tỉa thưa rừng phòng hộ ở Thừa Thiên-Huế đã chia sẻ về cái mất đáng tiếc nhất.

Câu chuyện về việc khai thác, tỉa thưa rừng trồng phòng hộ JBIC ở thôn Hoà Dương, xã Bình Thành, TX.Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) vẫn chưa đi đến hồi kết. Sau sự việc, mới đây, khi tiến hành rà soát kỹ hơn, lực lượng kiểm lâm địa bàn tiếp tục phát hiện thêm 8 cây bản địa bị chặt hạ và rất nhiều cây keo bị đánh dấu sơn bài mới, không đúng như dấu sơn theo thiết kế ban đầu.

Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế
Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế (Hình 2).
Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế (Hình 3).
Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế (Hình 4).
Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế (Hình 5).

Bên trúng đấu giá đã tự ý ủi đường, hạ nhiều cây keo, cây bản địa trái phép.

Trở lại năm 2004, khi những cánh rừng nghèo ở xã Bình Thành được dự án JBIC đầu tư cây giống trồng xen cây keo tràm với các loài cây bản địa nhằm tạo thành các cánh rừng trồng phòng hộ, bà con nơi đây ai cũng vui mừng.

Một dự án phát triển rừng bền vững vừa phát triển cây bản địa, vừa trồng cây keo tràm để thêm thu nhập cho người dân địa phương là điều khiến bà con xã Bình Thành ai cũng đặt nhiều kỳ vọng và dành nhiều tâm huyết để ra sức trồng cây gây rừng.

Ông Trần Minh, trú ở thôn Hoà Dương, xã Bình Thành nhớ lại, thời điểm khi dự án JBIC bắt đầu triển khai, rừng cây nơi đây chưa có lối mòn còn rậm rạp bởi tạp cây, ông và nhiều thanh niên trai tráng trong thôn phải vừa phát quang, vừa địu trên lưng những gánh cây giống nặng, leo dốc nhiều cây số để trồng hơn 10 ha rừng theo dự án.

Từ năm 2004, sau khi trồng xen lẫn keo và cây bản địa, mỗi tháng, các tổ cộng đồng ở thôn Hoà Dương lại cùng nhau leo rừng để phát quang, chăm sóc, đảm bảo cho cây giống phát triển.

Đều đặn như thế, 18 năm trôi qua, những cây keo đã lớn với bán kính từ 20-50cm. Tuy nhiên, việc này đã khiến độ che phủ rộng làm cây bản địa không đủ ánh sáng để phát triển. Chính vì vậy, năm 2021, phương án khai thác, tỉa thưa rừng trồng phòng hộ JBIC nhằm tạo không gian dinh dưỡng cho cây bản địa sinh trưởng, đồng thời trồng bổ sung nâng cấp chất lượng rừng đã  được sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt.

Điều này, đã khiến bà con các tổ cộng đồng thôn Hoà Dương ai cũng phấn khởi vì nghĩ rằng sau nhiều năm ròng rã chăm sóc, cuối cùng đã đến lúc thu được một phần “quả ngọt” từ một dự án phát triển rừng bền vững.

“Đáng lẽ, khi đã giao trồng, chăm sóc rừng cho bà con từ đầu thì đến khi khai thác, tỉa thưa cũng nên chỉ định giao cho các tổ cộng đồng khai thác, hưởng lợi và nộp ngân sách theo dự toán. Việc đưa ra để đấu giá một người trúng đã tạo ra nhiều sự không hài lòng trong người dân”, ông Trương Ngọc Tánh, trưởng thôn Hoà Dương chia sẻ.

Đối thoại - Cái mất đáng tiếc nhất trong việc lùm xùm tỉa thưa rừng phòng hộ ở Huế (Hình 6).

Người dân ở thôn Hoà Dương cho rằng, khi đã giao việc trồng, chăm sóc thì nên chỉ định luôn việc khai thác và hưởng lợi cho bà con và bà con vẫn nộp tiền vào ngân sách giá gỗ khai thác được theo dự toán của Nhà nước.

Đặc biệt, dù theo phương án phê duyệt của sở NN&PTNN tỉnh Thừa Thiên-Huế, việc khai thác, tỉa thưa này là được giao cho các tổ cộng đồng thôn Hoà Dương và người trúng đấu giá chỉ nhận sản phẩm lâm sản sau khi được người dân khai thác xong và bàn giao, thế nhưng người trúng đấu giá  là ông Hà Văn Công, trú thôn Hoà Dương vẫn tự ý cho xe vào san ủi đường và chặt hạ nhiều cây trái phép, đã khiến nhiều bà con nơi đây càng thêm bức xúc.

Hiện việc khai thác, tỉa thưa này đã bị đình chỉ, ông Hồ Chí Thịnh, Chủ tịch UBND xã Bình Thành đã nhận trách nhiệm về phía chính quyền địa phương khi để xảy ra sự việc và đang tích cực cùng cơ quan chức năng làm rõ mức độ để xử lý người vi phạm, thế nhưng về phương án để tiếp tục thực hiện khai thác, tỉa thưa, các bên vẫn chưa thống nhất được tiếng nói chung.

Ông Hồ Chí Thịnh chia sẻ, qua sự việc, điều ông buồn nhất là việc triển khai dự án khai thác, tỉa thưa này, bà con mất nhiều hơn được.

“Dù bà con vẫn sẽ được hưởng lợi sau nhiều năm bỏ công chăm sóc, bảo vệ nhưng cái mất đáng tiếc nhất chính là tình làng nghĩa xóm, mất tình đoàn kết trong bà con. Khi đã mất đi cái tình thì bao tiền bạc khó mà bù đắp được. Tới đây, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục họp để thống nhất phương án và triển khai cụ thể đến người dân. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện khai thác, tỉa thưa, UBND xã sẽ thành lập các tổ giám sát thường xuyên, khai thác đến đâu giám sát đến đó để tránh các sự việc không hay xảy ra”, Chủ tịch UBND xã Bình Thành trải lòng.

Như trước đó đã thông tin, phương án khai thác, tỉa thưa 10,9ha rừng trồng phòng hộ dự án JBIC dù mục đích là nhằm tạo không gian dinh dưỡng cho cây bản địa sinh trưởng, đồng thời trồng bổ sung nâng cấp chất lượng rừng, thế nhưng bên trúng đấu giá đã ngang nhiên hạ chặt nhiều cây bản địa, cây không có dấu sơn bài.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, 19 cây đã bị chặt hạ trái phép, trong đó có 1 cây keo 18 năm tuổi đường kính 30cm không đánh dấu bài và 18 cây bản địa gồm 16 cây dầu rái, 2 cây sao đen với đường kính từ 5-7cm. Không chỉ vậy, hoạt động khai thác tỉa thưa tại đây cũng thi công đường vào một số đoạn sai thiết kế. Đặc biệt, việc người đấu giá cho người vào ủi đường, chặt hạ cây là sai so với phương án mà sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt.

Sự việc đang được các đơn vị liên quan phối hợp để làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Lê Kông

Thông tin bất ngờ vụ chặt hạ cây bản địa trong rừng phòng hộ ở Huế

Thứ 3, 19/04/2022 | 18:16
Dù trong phương án phê duyệt, việc tổ chức khai thác lâm sản là giao cho cộng đồng thôn nhưng bên trúng đấu giá vẫn tự ý vào mở đường, chặt hạ cây trái phép.

Chặt cây bản địa trái phép trong rừng trồng phòng hộ ở Thừa Thiên-Huế

Thứ 2, 18/04/2022 | 10:05
Trong quá trình thực hiện dự án khai thác tỉa rừng trồng phòng hộ ở Thừa Thiên-Huế, nhiều cây bản địa đã bị chặt hạ.

Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm việc trồng rừng thay thế sai thiết kế ở Huế

Thứ 4, 03/11/2021 | 18:03
Trong quá trình trồng rừng thay thế, Ban quản lý rừng phòng hộ sông Hương ở Thừa Thiên-Huế đã để xảy ra nhiều vi phạm.
Cùng tác giả

Công an "trắng đêm, xuyên ngày" vượt lũ giúp người dân bị nạn

Thứ 5, 16/11/2023 | 10:54
Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, Công an Tp.Huế đã tăng cường lực lượng "trắng đêm, xuyên ngày" vượt lũ bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Tìm kiếm cháu bé 22 tháng tuổi mất tích ở Thừa Thiên-Huế

Chủ nhật, 29/10/2023 | 21:14
Cơ quan chức năng ở Thừa Thiên-Huế vẫn đang khẩn trương tìm kiếm một cháu bé 22 tháng tuổi trên địa bàn được gia đình trình báo mất tích chiều nay.

Thừa Thiên-Huế cần có cơ chế mở đường để hút các tập đoàn quốc tế lớn

Thứ 4, 19/04/2023 | 19:00
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến công tác làm việc với chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thừa Thiên-Huế thay đổi một loạt vị trí nhân sự chủ chốt

Thứ 2, 04/04/2022 | 14:16
Thừa Thiên-Huế vừa điều động, bổ nhiệm nhiều chức danh chủ chốt, trong đó có Bí thư Huyện uỷ Nam Đông, Chánh văn phòng UBND tỉnh.

Mưa lớn bất thường ở Quảng Trị khiến nhiều diện tích lúa ngập nặng

Thứ 7, 02/04/2022 | 10:16
Mưa lớn bất thường kéo dài đã khiến hàng nghìn ha lúa ở Quảng Trị ngập nặng, nguy cơ mất trắng rất cao.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.