Cam kết khí hậu của Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ

Cam kết khí hậu của Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ

Thứ 4, 22/09/2021 | 16:51
0
Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, trong khi Mỹ sẽ tăng đóng góp cho tài trợ khí hậu toàn cầu lên tới hơn 11 tỷ USD mỗi năm.

Mới đây, trong cuộc họp thường niên lần thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào ngày 21/9, các vị lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã đưa ra những cam kết quan trọng về khí hậu.

Cam kết từ phía Trung Quốc

Trong bài phát biểu qua video được phát trước Đại hội đồng LHQ vào thứ Ba 21/9, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài. Lời cam kết đánh dấu sự thúc đẩy chính sách quan trọng theo Sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường, vốn đã bắt đầu rút ra các dự án về than đá. Chủ tịch Tập cho biết thêm, nước này sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng xanh và carbon thấp ở các nước đang phát triển khác.

Trung Quốc từng đầu tư rất nhiều vào các dự án than ở nước ngoài trong quá khứ. Một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Ember cho thấy, Trung Quốc tiêu thụ nhiều than hơn tất cả các nước khác trên thế giới vào năm 2020. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, than chiếm đến 58% nhu cầu năng lượng của đất nước này năm ngoái.

Bắc Kinh đã nhiều lần cam kết "phấn đấu" đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030, và giảm dần về mức trung hòa carbon vào năm 2060, mục tiêu khử carbon năm 2060. Tuy vậy, kế hoạch của Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ và Liên minh châu Âu một thập kỷ.

Thế giới - Cam kết khí hậu của Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua video tại cuộc họp thường niên lần thứ 76 của Đại hội đồng LHQ ngày 21/9. Ảnh: REUTERS

Cam kết từ phía Mỹ

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Joe Biden cũng đã tuyên bố ông sẽ làm việc với Quốc hội Mỹ để tăng gấp đôi cam kết tài chính khí hậu nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển. Được biết vào tháng 4/2021, Tổng thống Biden từng cam kết Mỹ tăng đóng góp cho tài trợ khí hậu toàn cầu lên tới 5,7 tỷ USD mỗi năm, nhưng theo phát biểu mới đây thì con số đã tăng gần đôi là hơn 11 tỷ USD mỗi năm.

"Vào tháng 4, tôi đã thông báo Mỹ tăng gấp đôi nguồn tài chính quốc tế để giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Hôm nay, tôi tự hào thông báo rằng chúng tôi sẽ làm việc với Quốc hội để tăng gấp đôi con số đó một lần nữa", Tổng thống Joe Biden tuyên bố.

Mỹ từng bị chỉ trích vì không đóng góp bất kỳ khoản tài chính khí hậu nào dưới thời chính quyền Tổng thống Trump. Ông Trump đã ngừng các cam kết tài trợ khí hậu toàn cầu khi ông rút khỏi Thỏa thuận Paris. Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ mới chi trả 1 tỷ USD trong cam kết 3 tỷ USD đưa ra vào năm 2014.

Thế giới - Cam kết khí hậu của Trung Quốc và Mỹ tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ (Hình 2).

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào ngày 21/9. ẢNH: CNN.

Tổng thư ký LHQ António Guterres phát biểu tại cuộc họp: “Tôi cảm thấy được khích lệ bởi những thông báo quan trọng được đưa ra tại Đại hội đồng hôm nay bởi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới liên quan đến cam kết hành động đối phó với biến đổi khí hậu”.

"Tôi hoan nghênh cam kết của Tổng thống Biden rằng Mỹ sẽ tăng đáng kể quy mô tài chính khí hậu quốc tế lên khoảng 11,4 tỷ USD mỗi năm. Sự gia tăng đóng góp của Mỹ sẽ đưa các nước phát triển tiến gần hơn đến việc đạt được cam kết chung là huy động 100 tỷ USD trong lĩnh vực tài chính khí hậu".

"Tôi cũng hoan nghênh thông báo của Chủ tịch Tập rằng Trung Quốc sẽ chuyển hướng tài trợ sang lĩnh vực năng lượng xanh và carbon thấp thay vì tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài. Thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ than toàn cầu là bước quan trọng để đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vị 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris”.

Trong cuộc họp, Tổng thư ký António Guterres đã kêu gọi các quốc gia chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch và ngừng sử dụng than, tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo, thực hiện đánh thuế carbon và thuế ô nhiễm "thay vì thuế thu nhập của người dân".

Phạm Thu Thanh (theo CNN, The New York Times)

Dự luật tài chính giúp Chính phủ Mỹ tránh nguy cơ đóng cửa

Thứ 3, 21/09/2021 | 14:12
"Quốc hội Mỹ đã nâng hoặc đình chỉ mức trần nợ công khoảng 80 lần kể từ năm 1960. Giờ đây Quốc hội Mỹ phải thực hiện điều đó thêm một lần nữa”.

Mỹ triệu hồi hàng chục triệu xe điều tra lỗi tại cụm bơm túi khí

Thứ 2, 20/09/2021 | 19:55
Cuộc điều tra của NHTSA sẽ khiến hàng chục triệu xe đã tung ra thị trường phải thu hồi và gây ảnh hưởng tới uy tín của nhiều thương hiệu xe nổi tiếng.

Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:00
Trung Quốc sẽ thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” và phát triển giao dịch hợp đồng tương lai cho quyền phát thải carbon.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.