Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn?

Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn?

Thứ 4, 06/04/2022 | 17:30
0
Trong khi Mỹ đã can thiệp để giúp châu Âu “cai nghiện” khí đốt của Nga, thì điều tương tự với than đá là khó có thể làm được.

Theo một gói trừng phạt do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra hôm 5/4, EU dự kiến sẽ áp đặt trừng phạt lên than đá nhập khẩu vào EU từ Nga, với giá trị khoảng 4 tỷ Euro (4,4 tỷ USD) mỗi năm.

Thực ra, than đá chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khối lượng nhập khẩu khoáng sản nhiên liệu của EU từ Nga, đạt 98,9 tỷ Euro vào năm 2021.

Ngoài ra, cũng sẽ có các lệnh cấm đối với tàu thuyền và xe tải của Nga vào EU và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với 4 ngân hàng chủ chốt của Nga, những ngân hàng này sẽ bị cắt hoàn toàn khỏi thị trường.

Châu Âu đang chơi một canh bạc lớn khi EU tiến tới cấm vận than đá Nga, điều có khả năng khiến họ dễ bị tổn thương trước tình trạng thiếu hụt năng lượng trong khi phần còn lại của thế giới phải đối mặt với tình trạng giá cả nhiên liệu leo thang.

Thế giới - Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn?

Giá trị các mặt hàng EU nhập khẩu từ Nga năm 2021, tính theo Euro. Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat. Biểu đồ do Politico thực hiện.

Thách thức trong việc lấp đầy khoảng trống

Vấn đề là không có giải pháp thay thế rõ ràng nào cho khoảng trống mà lệnh cấm vận này để lại, và kết quả của nó dường như sẽ dẫn đến hiệu ứng domino, tạo ra một cuộc tranh giành than khốc liệt trên toàn cầu.

Giá nhiên liệu đã tăng vọt trong một thị trường vốn đã bị thắt chặt trong nhiều tháng.

Giá than ở châu Âu đã tăng 14% lên mức cao nhất trong 3 tuần vào ngày 5/4 sau khi xuất hiện tin tức về lệnh cấm được đề xuất, với giá hợp đồng tương lai than đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm.

Giá than tiêu chuẩn châu Á đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3, trong khi giá than Mỹ hồi tuần trước đã đạt mức 100 USD/tấn lần đầu tiên sau 13 năm.

“Biện pháp trừng phạt được đề xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nhập khẩu than của châu Âu”, ông Fabian Ronningen, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Rystad Energy của Na Uy, cho biết. “Một phần than có thể được lấy từ các thị trường khác, nhưng nhìn chung, thị trường than toàn cầu cũng đang rất eo hẹp”.

Không chỉ là nguồn cung bị thắt chặt. Ngoài ra còn có những phức tạp về hậu cần khi châu Âu muốn chuyển hướng gấp đến các nhà cung cấp mới.

Vị trí gần châu Âu của Nga từ lâu đã là một lợi thế của nước này trong vận chuyển các lô hàng than.

Giờ đây, người mua châu Âu sẽ phải tìm kiếm than từ những nơi khác, từ các quốc gia xa xôi như Nam Phi, Úc và Indonesia. Đồng thời chất lượng than ở mỗi nơi cũng mỗi khác.

Nga là nhà cung cấp than nhiệt hàng đầu của châu Âu. Than của Nga cũng là loại tối ưu nhất, xét về hàm lượng nhiệt và lưu huỳnh, để vận hành các nhà máy nhiệt điện ở châu lục này, theo ông Jake Horslen, một nhà phân tích tại S&P Commodities Insights.

Thế giới - Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn? (Hình 2).

Mỏ than Syradasayskoye của Nga là một trong những mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới. Ảnh: Indepedent Barents Observer

Việc EU cấm vận than Nga “sẽ đặt ra một thách thức đáng kể đối với những khách mua cần tìm kiếm các giải pháp thay thế”, ông Horslen nhận định.

Về lâu dài, triển vọng không lớn đối với than đá, loại nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất. Nhưng hiện tại, thị trường than đang bùng nổ khi châu Âu đối mặt với tình trạng suy thoái nguồn cung khí đốt tự nhiên và mức tiêu thụ nhiên liệu tăng vọt trong giai đoạn phục hồi hậu đại dịch.

Lượng phát thải carbon toàn cầu từ ngành điện đã tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái, một phần do than được đốt nhiều hơn, theo tổ chức phi lợi nhuận Ember có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Đẩy mạnh sản xuất than để đáp ứng nhu cầu là một thách thức lớn. Thị trường lâu nay vốn đã bị ảnh hưởng bởi những gián đoạn trong giao thông đường sắt, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và thậm chí là lệnh cấm xuất khẩu tạm thời từ Indonesia, nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới.

Trong khi Mỹ đã can thiệp để giúp châu Âu “cai nghiện” khí đốt của Nga, thì điều tương tự với than đá là khó có thể làm được.

Các công ty khai thác than của Mỹ đã bán phần lớn sản lượng của họ theo các hợp đồng dài hạn và không thể tăng sản lượng vì họ đã đóng cửa các mỏ trong nhiều năm.

Những vấn đề đó càng trở nên trầm trọng hơn do tình trạng thiếu nhân công và những thách thức về hậu cần khiến việc vận chuyển khối lượng lớn than từ các mỏ đến các cảng trở nên khó khăn hơn.

“Nhu cầu đối với than Mỹ là rất lớn, nhưng thật khó để đưa mặt hàng này ra khỏi biên giới quốc gia”, ông Andrew Blumenfeld, giám đốc phân tích dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường McCloskey, cho biết.

Thêm áp lực lên nguồn cung vốn căng thẳng

"Sự gián đoạn nguồn cung than Nga chỉ là sự cố mới nhất trong một làn sóng các vấn đề về nguồn cung đã ảnh hưởng đến thị trường kể từ đầu năm ngoái", các nhà phân tích của Bank of America Corp. (BofA) cho biết trong một ghi chú gần đây.

Bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với than Nga sẽ gây áp lực lên nguồn cung vốn đã căng thẳng của châu Âu.

Than được lưu trữ ở các bến cảng Amsterdam, Rotterdam và Antwerp (Hà Lan) vẫn ở mức thấp nhất trong mùa trong ít nhất 6 năm, theo khảo sát hàng tuần về tồn kho của Argus Media.

Châu Âu mua 2 loại than từ Nga, gồm than nhiệt sử dụng cho các nhà máy điện, và than luyện cốc sử dụng trong sản xuất thép. Thị phần của Nga trong nhập khẩu than nhiệt của EU là gần 70%, trong đó Đức và Ba Lan đặc biệt phụ thuộc vào than Nga.

Thế giới - Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn? (Hình 3).

Châu Âu, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua than nhiệt của Nga. Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Biểu đồ do Bloomberg thực hiện.

Châu lục này ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga khi sản xuất của chính họ giảm sút. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2020, châu Âu đã tiếp nhận 57 triệu tấn than nhiệt từ Nga, chiếm phần lớn lượng hàng nhập khẩu.

Ngay cả trước khi các lệnh trừng phạt được áp dụng, các công ty năng lượng châu Âu đã phải vật lộn để có được than Nga. Nhiều ngân hàng đã từ chối cấp vốn cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, buộc một số công ty dịch vụ tiện ích lớn nhất của lục địa này phải mua than ở Nam Phi và Úc.

Tháng trước, công ty năng lượng Đức EnBW Energie Baden-Wuerttemberg AG cho biết, họ đã bắt đầu đa dạng hóa việc mua sắm than để giảm sự phụ thuộc vào Nga và việc chuyển đổi hoàn toàn sẽ chỉ có thể thực hiện được trong trung hạn.

Công ty này, phụ thuộc hơn 80% than vào Nga vào năm ngoái, cũng cho biết việc mua than từ các nguồn khác, bao gồm Úc và Nam Phi, sẽ tốn kém hơn.

Sự gia tăng xuất khẩu từ các quốc gia như Indonesia "có thể giúp bù đắp lượng hàng bị mất từ Nga", các nhà phân tích của BofA cho biết, nhưng cũng cảnh báo rằng sự khác biệt về chất lượng than thì không thể khắc phục.

"Với vô số các vấn đề về nguồn cung, thị trường sẽ phải cân bằng thông qua phá hủy nhu cầu", các nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, nói thì thường dễ hơn làm, đặc biệt là trước những vấn đề lớn hơn đối với nguồn cung năng lượng ở châu Âu vốn đã loang ra toàn cầu.

Thị trường chặt chẽ đối với khí đốt tự nhiên đã tạo ra sự thiếu hụt năng lượng vào thời điểm mà phong điện và thủy điện không còn là nguồn cung đáng tin cậy ở một số khu vực.

Châu Âu và châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với giá cả thị trường tăng vọt, mất điện ở những nơi như Ấn Độ, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc và nguy cơ mất điện ở các nước khác. Giá năng lượng cũng đã tăng vọt ở Mỹ, mặc dù không đến mức cùng cực.

Trong khi đó, một số nhà phân tích đã chỉ trích sự phụ thuộc của một số nước châu Âu vào Nga ngay cả trước khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine bùng phát.

Thế giới - Cấm vận than đá Nga, châu Âu đang chơi canh bạc lớn? (Hình 4).

Theo đại diện Bộ Năng lượng Nga, nước này có trữ lượng than 400 tỷ tấn, đủ để duy trì sản xuất trong 350 năm nữa. Ảnh: Russian Business Today

Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan đã nhận được gần 1/4 tổng lượng than xuất khẩu của Nga vào năm 2021, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Khoảng 10% sản lượng điện của Đức được tạo ra bằng cách đốt than đá. Không giống như nước láng giềng Pháp, Đức có rất ít năng lượng hạt nhân dùng để dự phòng, với các nhà máy cuối cùng còn lại sẽ ngừng hoạt động trong năm nay trong quá trình chuyển đổi sang nhiều năng lượng tái tạo hơn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết, Đức có thể tự loại bỏ than của Nga trước cuối năm nay.

Sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng nói chung hạn chế khả năng của châu Âu trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các loại nhiên liệu khác, theo giáo sư Thierry Bros, người từng đóng vai trò một nhà phân tích năng lượng, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Politico, Al Jazeera)

Liệu EU có dễ dàng áp trừng phạt lên khí đốt của Nga?

Thứ 3, 05/04/2022 | 18:49
Một lệnh trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng thực sự có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, đồng thời làm mất đi đòn bẩy khí đốt trong tương lai của Moscow.

"Thế bí" của châu Âu khi hạn thanh toán khí đốt bằng đồng rúp cận kề

Thứ 4, 30/03/2022 | 14:14
Dữ liệu cho thấy, các địa điểm lưu trữ khí đốt của EU hiện chỉ có tỉ lệ lấp đầy 26%. Điều này là thách thức trong việc tìm nguồn cung thay thế Nga.

Quá phụ thuộc vào than - “căn bệnh trầm kha” nhìn từ G20

Thứ 2, 01/11/2021 | 17:08
Các nước tiêu thụ và xuất khẩu than hàng đầu thế giới đang “chống chế” trước những lời kêu gọi loại bỏ than tại Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.
     
Nổi bật trong ngày

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.