Căn bệnh lạ có thể tiết lộ manh mối về cách đại dịch Covid-19 kết thúc

Căn bệnh lạ có thể tiết lộ manh mối về cách đại dịch Covid-19 kết thúc

Thứ 3, 03/05/2022 | 13:46
0
Với nhiều triệu chứng tương tự Covid-19, một dịch cúm từng hoành hành vào cuối thế kỷ 19, có thể giúp dự đoán kết cục của đại dịch.

Dịch bệnh bí ẩn này xuất hiện ở Nga vào năm 1889, được tạm gọi là "cúm Nga”. Nó đã lan ra toàn cầu, gây ra ít nhất 3 đợt bùng phát trong vài năm.

Các tài liệu ghi chép cho biết, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người trên toàn thế giới. Nhiều trường học và nơi làm việc phải đóng cửa do số ca nhiễm quá lớn. 

Sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân bị mắc các triệu chứng về hô hấp và thần kinh, mất vị giác và khứu giác. Người bệnh bị mệt mỏi kéo dài và phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tập trung tâm trí, sức lực để trở lại làm việc, tương tự hậu Covid-19. Theo thống kê, gần 10% số ca mắc bị các triệu chứng kéo dài, được các bác sĩ châu Âu thời đó mô tả là “tác động xấu lâu dài”.

Một điều lạ nữa là trong khi virus cúm gây tử vong cho người lớn tuổi và trẻ em tương đương nhau, virus "cúm Nga" lại chủ yếu gây tử vong cho người lớn tuổi. Nếu bị mắc, trẻ em chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Trong khi bệnh gây nguy cơ tử vong rất cao ở người cao tuổi và những người có bệnh lý nền như tim, lao phổi hoặc tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng và đôi khi bị tái nhiễm.

Có thể thấy những gì xảy ra hơn 100 năm trước giống y hệt những gì chúng ta vừa phải trải qua vì Covid-19.

Theo Science Alert, một số nhà khoa học đang nghi ngờ dịch "cúm Nga" do một loại virus corona tương đồng với SARS-CoV-2 gây Covid-19 chứ không phải virus cúm.

Xảy ra trước đại dịch “Cúm Tây Ban Nha” năm 1918 – từng khiến 50 triệu người trên thế giới thiệt mạng, cúm Nga không giống một bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng của nó gần giống với triệu chứng bị nhiễm virus corona, trong đó SARS-CoV-2 là một chủng.

Virus corona thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người từ mức độ nhẹ đến trung bình và là nguyên nhân gây ra một số bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nhiều căn bệnh đã trở thành đại dịch và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có Covid-19, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).

“Dịch tễ học và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm Nga giống với Covid-19 nhiều hơn so với các bệnh cúm khác”, Tiến sĩ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Công nghệ sinh học Vi sinh vật nói.

So sánh 2 căn bệnh này, ông Bruessow nhận xét: “Bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Ngoài ra còn một số triệu chứng giống triệu chứng mắc Covid-19 kéo dài cũng được quan sát thấy trong đại dịch “cúm Nga”. Người bệnh mất khả năng lao động trong một thời gian dài. Tỷ lệ tự tử ngày càng gia tăng và nhiều người không có khả năng trở lại làm việc như trước kia”.

Từ đó, một số nhà khoa học cho rằng, dịch cúm Nga từng xảy ra trong lịch sử có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc của đại dịch đang hoành hành hiện nay. “Bệnh "cúm Nga" thực sự là phù hợp nhất mà tôi có thể dựa vào khi tìm kiếm một đại dịch liên quan đến đường hô hấp có quy mô tương đương với Covid-19 đã được ghi nhận đầy đủ về mặt y tế”, Tiến sĩ Bruessow nói.

Dịch "cúm Nga" được cho là xảy ra từ năm 1889 đến năm 1890, nhưng trên thực tế nó kéo dài đến năm 1894, thậm chí lâu hơn, ước tính gần 1 thập kỷ, theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ. Tuy vậy, dữ liệu y tế công cộng của Anh cho biết, nước này vẫn ghi nhận nhiều ca tử vong diễn ra liên tục từ năm 1899 đến 1900. Chưa rõ liệu những trường hợp tử vong này là do làn sóng mới của dịch "cúm Nga" hay do nguyên nhân nào khác. Nhưng những mô tả về triệu chứng bệnh trên tạp chí The Lancet và các tạp chí y khoa khác của Anh, là "rất giống nhau".

Tất cả điều này khiến “tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét khả năng virus gây bệnh cúm Nga vẫn phát triển và ẩn nấp đâu đó, gây ra các ca tử vong tại Anh và nhiều nơi khác”, chuyên gia Bruessow nói.

Một số người tin rằng, virus gây bệnh "cúm Nga" vẫn còn tồn tại đến ngày nay với tên gọi OC43 - một loại virus phổ biến thường gây bệnh ở đường hô hấp trên. Đa phần bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, nhưng nhiều người có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng Covid-19.

Tiến sĩ Arijit Chakravarty, Giám đốc điều hành Fractal Therapeutics, đồng thời là nhà nghiên cứu Covid-19 cho rằng, nếu giả thuyết trên là đúng, thì "cúm Nga" có thể vẫn âm thầm lây lan và đôi khi gây tử vong.

Một tương lai tương tự có thể đang chờ đợi dịch bệnh Covid-19, chuyên gia Bruessow đánh giá. “Một số người cho rằng biến thể Omicron đang chiếm đa số hiện nay có thể đã đi theo hướng này vì nó ít ảnh hưởng đến phổi hơn và tấn công chủ yếu vào đường hô hấp trên”. Chuyên gia Bruessow hy vọng, Omicron sẽ là “biến thể cuối cùng” đánh dấu sự kết thúc giai đoạn cấp tính của dịch Covid-19.

Minh Hoa (t/h theo VOV, Người Lao Động)

Tác dụng của liều vắc-xin phòng Covid-19 thứ tư, không phải ai cũng biết

Chủ nhật, 01/05/2022 | 10:10
Các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 cho nhóm người nguy cơ cao, ví dụ nhóm suy giảm miễn dịch, có bệnh nền...

3 nhóm người sẽ tiêm mũi 4 vắc-xin ngừa Covid-19

Thứ 7, 30/04/2022 | 14:26
Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin Bộ Y tế đã thống nhất và kết luận 3 nhóm đối tượng sẽ tiêm mũi 4 vắc-xin ngừa Covid-19.

Chuyên gia chỉ ra một căn bệnh không thể chữa khỏi hậu Covid-19

Thứ 7, 30/04/2022 | 10:43
F0 đã khỏi bệnh vẫn có thể gặp hàng loạt triệu chứng và di chứng hậu Covid-19 kéo dài từ 2-6 tháng.

Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới

Thứ 4, 27/04/2022 | 07:45
Đại dịch nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy sản xuất và đổi mới vắc-xin, đồng thời mở ra hy vọng về vắc-xin cho các loại bệnh truyền nhiễm khác.
Cùng chuyên mục

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Gặp gỡ anh Hoàng Dũng - Người kể chuyện tình bằng những album cưới

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:48
Hoàng Dũng (Dũng Sáu) - Phù thủy ảnh cưới với những khoảnh khắc đầy cảm xúc.
     
Nổi bật trong ngày

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.