Cần bổ sung khái niệm “bảo vệ phát triển tài nguyên nước”

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 15/03/2023 | 18:01
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải tiếp tục rà soát dự thảo Luật để khắc phục tối đa các chồng chéo, xung đột pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân

Theo chương trình Phiên họp,chiều 15/3/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Trình bày dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực.

Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

Tiêu điểm - Cần bổ sung khái niệm “bảo vệ phát triển tài nguyên nước”

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành.

Do đó, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành.

Quan điểm xây dựng Luật này là nhằm thể chế hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực.

Đồng thời kế thừa các quy định của Luật 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp.

Ông Lê Công Thành cho biết, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy banKhoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần tập trung làm rõ hơn quan điểm về chủ động tích nước, trữ nước; điều tiết, bảo đảm đủ nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước; ứng dụng KH&CN trong quản trị, phát triển tài nguyên nước. 

Có trách nhiệm phục hồi tài nguyên nước

Phát biểu tại phiên họp, bày tỏ tán hành với báo cáo thẩm tra sơ bộ và các ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận hồ sơ dự án luật được chuẩn bị công phu, có trách nhiệm cao, bám sát các nhóm chính sách sửa đổi Luật được Quốc hội thông qua.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải tiếp tục rà soát dự thảo Luật để khắc phục tối đa các chồng chéo, xung đột pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm chính sách về mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về tài nguyên nước tại Điều 6 để tương thích và thống nhất với Công ước quốc tế về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát đối chiếu với các quy định của Luật Thủy lợi.

Nêu rõ trong tổng số 88 điều của dự thảo Luật có đến 33 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cố gắng rà soát để nội dung nào có thể quy định chi tiết ngay trong Luật thì quy định.

Tiêu điểm - Cần bổ sung khái niệm “bảo vệ phát triển tài nguyên nước” (Hình 2).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Về mặt số nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ thực trạng nguồn nước chúng ta đang bị suy thoái rất nặng nề.

Do đó, tại chương 3 dự thảo Luật quy định về Bảo vệ tài nguyên nước cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ phát triển tài nguyên nước. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thực trạng đã bị suy yếu, suy giảm thì chúng ta phải có trách nhiệm phục hồi, phục vụ tài nguyên nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, rà soát để bổ sung chức năng rất quan trọng của nguồn nước là chức năng phòng chống thiên tai như thoát lũ, chứa lũ; điều hòa, chống úng, chống ngập; hành lang bảo vệ nguồn nước...

Chủ tịch Quốc hội cho rằng các quy định mà ở trong phần điều hòa, phân phối tài nguyên nước vẫn chủ yếu tập trung vào các quy hoạch khai thác. Trong khi duy trì khai thác dưới đất cần có các điều khoản để bảo vệ việc bổ sung tự nhiên nguồn nước dưới mặt đất, thu nước mưa trên bề mặt hạn chế bê tông hóa hoàn toàn bề mặt.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần cố gắng có những quy định để có cạnh tranh, vai trò các thành phần kinh tế trong khai thác và trong sử dụng người tài nguyên nước và theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội đề nghị là nên cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong dự thảo và các khái niệm như về tái sử dụng nước, cải tạo nước và tuần hoàn nước.

Về chính sách tài nguyên về tài chính, về tài nguyên nước, Chủ tịch Quốc hội tán thành với ý kiến của Ủy ban Tài chính – Ngân sách là cần tiếp tục đối chiếu, rà soát quy định về giá tính thuế, tài nguyên nước theo quy định pháp luật về thuế, giá.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, giá nước không chỉ là vấn đề mục đích sử dụng, điều kiện khai thác và đặc điểm kinh tế - xã hội trong khu vực mà còn theo mức độ khan hiếm tài nguyên nước ở khu vực.

Do đó, các luật thuế cũng phải nghiên cứu có những tỉ lệ thuế suất khác nhau nhất là những nơi khan hiếm tài nguyên nước thì phải đánh thuế cao.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý quy định về trách nhiệm quản lý tài nguyên nước, bảo đảm quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước và khắc phục tính chồng chéo.

Xem thêm: 

UBTVQH tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Sửa Luật giá: Vẫn trái chiều quan điểm giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Hạn chế nhập khẩu gà đông lạnh khi nguồn cung trong nước đang dồi dào

Thứ 5, 08/12/2022 | 12:45
Từ thuận lợi của nguồn cung trong nước, các doanh nghiệp được khuyến khích tăng cường chế biến sâu thịt gia cầm, tạo nguồn dự trữ và đa dạng hoá các sản phẩm thịt.

Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 13:09
Theo GS.TS. Lê Hồng Hạnh mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung của Luật lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước.

Lý giải nguyên nhân cây đổ, nước ngập tại Tp.Thanh Hóa

Thứ 5, 14/07/2022 | 10:56
Sau cơn mưa lớn, nhiều khu vực Tp.Thanh Hóa biến thành "biển nước". Đồng thời, trong cơn mưa cũng xuất hiện tình trạng nhiều cây xanh bị bật gốc, gãy đỗ.
Cùng tác giả

"Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm chính" trong việc NLĐ bị lừa đi xuất khẩu

Thứ 3, 06/06/2023 | 14:09
Bộ LĐ-TB&XH phải tăng cường, đẩy mạnh, tuyên truyền đến người dân để họ có thể nắm bắt được thông tin. Vì khi có thông tin thì người lao động sẽ không bị lừa.

"Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam"

Thứ 3, 06/06/2023 | 12:05
Sau năm 2019, trung bình có 900.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần mỗi năm - tức số người rút gần bằng số người tham gia vào hệ thống.

Trăn trở việc người lao động đi xuất khẩu bỏ trốn, ở lại nước ngoài

Thứ 3, 06/06/2023 | 10:57
Suốt 4 năm, Bộ LĐ-TB&XH đã kiên trì thực hiện các giải pháp ký quỹ, trục xuất, thậm chí xử lý hình sự với những lao động trốn ở lại các quốc gia.

Bao giờ giáo dục nghề nghiệp mới là bậc học của giáo dục quốc dân?

Thứ 3, 06/06/2023 | 09:31
Đây là câu hỏi chất vấn đầu tiên được ĐBQH Huỳnh Thị Ánh Sương gửi đến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Lựa chọn vấn đề chất vấn phải phản ánh tâm tư, nguyện vọng nhân dân

Thứ 3, 06/06/2023 | 08:49
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các ĐBQH cân nhắc, lựa chọn, mỗi lần chất vấn chỉ nêu một hoặc vài vấn đề mà đại biểu tâm đắc nhất.
Cùng chuyên mục

“Lạm phát có 3,15% mà lãi suất huy động đến 9% thì vô lý”

Thứ 2, 05/06/2023 | 18:21
Theo Chủ tịch Quốc hội, phải làm sao khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sửa xong thì các tổ chức tín dụng hoạt động một cách đàng hoàng, công khai, minh bạch.

Kỳ vọng mới vào sự tham gia của Hội Luật gia trong bảo vệ môi trường

Thứ 6, 02/06/2023 | 10:54
Ngày 2/6, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên Hội Luật gia tỉnh Hải Dương.

EVN gặp khó, chuyển điện khí Ô Môn 3 và 4 sang PVN làm chủ đầu tư

Thứ 3, 30/05/2023 | 11:31
Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang cho PVN làm chủ đầu tư.

Đưa công dân được giải cứu tại Philippines về nước an toàn

Thứ 3, 30/05/2023 | 11:07
Bộ Ngoại giao cho biết, nhóm 60 công dân đầu tiên trong số các công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu khỏi cơ sở đánh bạc tại tỉnh Pampanga đã về nước.

Ông Nguyễn Văn Hiếu làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Thứ 7, 27/05/2023 | 19:30
Bộ Chính trị vừa phân công ông Nguyễn Văn Hiếu, phó Bí thư Thành ủy Tp.HCM giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025.
     
Nổi bật trong ngày

“Lạm phát có 3,15% mà lãi suất huy động đến 9% thì vô lý”

Thứ 2, 05/06/2023 | 18:21
Theo Chủ tịch Quốc hội, phải làm sao khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sửa xong thì các tổ chức tín dụng hoạt động một cách đàng hoàng, công khai, minh bạch.

80 sĩ quan Biên phòng Bà Rịa -Vũng Tàu được thăng quân hàm, nâng lương

Thứ 2, 05/06/2023 | 19:24
Ngày 5/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ trao quyết định thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan năm 2023.