Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản

Phạm Hồng Nhung
Thứ 6, 17/03/2023 | 15:15
Mỏ là tài nguyên của Nhà nước, nhưng người dân xung quanh chịu ảnh hưởng lớn nhất, do đó cần công khai minh bạch báo cáo các dự án để dân cùng tham gia giám sát.

Còn nhiều bất cập trong khâu quản lý, giám sát mỏ tài nguyên

Việt Nam là một quốc gia phục thuộc khá nhiều vào việc khai thác tài nguyên, tuy nhiên, chất lượng thể chế còn thấp sẽ dẫn tới việc quản lý chuỗi giá trị của toàn bộ quá trình khai thác kém hiệu quả.

Do tính chất đa chiều của ngành khai thác khoáng sản, mới đây Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đã thực hiện nghiên cứu “Hướng tới một hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn – Cách tiếp cận kinh tế chính trị học” nhằm đánh giá một cách khái quát về vị trí, vai trò, đóng góp của ngành công nghiệp khai thác, hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành và hiện trạng quản trị của ngành công nghiệp khai thác tại Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế chính trị.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản

Thạc sĩ Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày.

Theo nghiên cứu, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1.935 doanh nghiệp khai thác đá (chiếm tỉ trọng 50,87% toàn ngành khai thác), 873 doanh nghiệp khai thác cát sỏi (22,95%), 330 doanh nghiệp khai thác kim loại (8,68%) và 181 doanh nghiệp khai thác than (4,76%), trong đó 60% là doanh nghiệp Nhà nước.

Số liệu từ năm 2019 đã cho biết, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp khai khoáng đạt 5.200 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp khai thác đá có lợi nhuận cao nhất, đạt 1.988,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận 11 tỷ đồng, còn doanh nghiệp khai thác than có lợi nhuận đạt 1.860,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp lãi khoảng 5,64 tỷ đồng.

Chính vì thế, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012, ngành khai khoáng đã đóng góp 18.600 tỷ đồng, xấp xỉ 4,37% GDP năm 2005, tăng lên hơn 77.500 tỷ đồng, xấp xỉ 5,14% GDP của Viêt Nam năm 2012. Giai đoạn từ 2012 – 2020, mức đóng góp có xu hướng giảm còn 73.100 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chiếm 2,49% GDP của cả năm 2020.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 2).

Tổng giá trị và đóng góp vào GDP (cơ cấu %) của ngành khai khoáng tại Việt Nam từ 2005-2020 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của TCTK và Báo cáo kiểm toán của PVN).

Tuy nhiên, nghiên cứu của VESS cho thấy, quá trình quản trị ngành công nghiệp khai thác tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Về thể chế, vẫn còn nhiều hoạt động khoáng sản chưa được quy định trong Luật khoáng sản; Luật khoáng sản vẫn chưa đồng bộ với các luật khác.

Thêm vào đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi thành còn chậm, hệ thống chính sách, luật pháp chưa thật sự quan tâm đến phát triển các hoạt động khoáng sản phía hạ nguồn. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên quan chưa tốt, điều này một phần do tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực ở cấp cơ sở.

Liên quan đến công tác thu, quản lý và phân bổ nguồn thu, mặc dù đã được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 nhưng vẫn tồn tại tranh cãi về các quy định, về bản chất của tiền cấp quyền khai thác và thuế tài nguyên.

Mặc dù các cơ quan quản lý đã tìm cách giám sát hoạt động khai thác của doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc kê khai đúng và đủ, nhưng việc triển khai trên thực tế còn nhiều bất cập, gây phiền hà, tốn kém và khó khăn cho doanh nghiệp và trên thực tế doanh nghiệp không khó để có thể lách hay đưa ra các lý do để có thể không thực hiện các quy định này.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 3).

Số lượng doanh nghiệp trong ngành khai khoáng tại Việt Nam phân theo loại hình sở hữu từ 2011-2019 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu VEC 2011-2019).

Ngoài ra, việc phân bổ và sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa hợp lý; thiếu quy định trong phân bổ nguồn thu giữa các địa phương. Đặc biệt với các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khai khoáng (nơi có mỏ khai thác), tại những nơi mà nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát cho biết, gần như không nhận được lợi ích trực tiếp nào được để lại từ hoạt động khai thác tài nguyên.

Thậm chí, hiện chưa có cơ chế phân bổ để các địa phương nơi có mỏ khoáng sản được hưởng lợi nhiều hơn và trực tiếp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Từ phía doanh nghiệp, ông Tống Minh Hiểu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã cho hay: “Nhà nước không có lối hành lang cho doanh nghiệp, doanh nghiệp biết vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm, vì biết lúc này mới có lãi".

Ông Hiểu cũng cho biết thêm, doanh nghiệp khai thác bị tính thuế không sòng phẳng, khi Bộ áp thuế doanh nghiệp 5% trong khi tỉnh tính thuế 15% - 25%.

Quản trị mỏ khoáng sản, cần người dân góp sức

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế và môi trường phát biểu: “Chúng ta quá lãng phí tài nguyên, chỉ đến khi trái đất diệt vong và hình thành lại mới sinh ra lượng khoáng sản này. Vậy nên cần phải quản trị những mỏ khoáng sản này thật tốt”.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VESS, hệ thống quản trị cần được thiết kế vững vàng hơn, và nhà quản lý, người khai thác cần hiểu rõ về bản chất của tài nguyên khoáng sản thay vì chú trọng lợi ích kinh tế, để đảm bảo cho chi phí mà xã hội phải chịu ở mức thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng, khai thác.

Bởi mỏ là tài nguyên thiên nhiên của Nhà nước, nhưng người dân xung quanh mới là người chịu ảnh hưởng lớn nhất, chưa kể đến nhà ở và xã hội trong quá trình khai thác, và sau quá trình khai thác.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 4).

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VESS.

Ông Thành cũng khuyến nghị cần có sự thiết chế, quản lý các mỏ tốt hơn, đồng thời cần công khai minh bạch báo cáo của các dự án, để người dân, nhà nghiên cứu, nhà tổ chức xã hội đều được biết, nhằm mục đích cùng tham gia giám sát với Nhà nước, đồng thời giảm tải gánh nặng cho địa phương, tạo mội trường xã hội xung quanh mỏ được tốt hơn.

Ngoài ra, ông Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp, cần điều chỉnh các quy định liên quan đến cấp giấy phép khai thác nhằm giảm thiểu khai thác trái phép và cho phép sự linh hoạt hơn trong việc tăng giá trị sản phẩm khai thác.

Quảng Nam: Nhiều doanh nghiệp vi phạm khai thác, kinh doanh khoáng sản

Thứ 4, 15/03/2023 | 09:19
Một số doanh nghiệp có dấu hiệu bán hàng không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn giá trị thấp hơn giá trị thực tế thanh toán; không niêm yết công khai giá bán khoáng sản…

Nguy cơ lạm dụng tận thu khai thác khoáng sản ở miền núi xứ Thanh

Thứ 3, 14/03/2023 | 10:30
Việc dễ dàng thủ tục cho phép tận thu khoáng sản tại các công trình cải tạo mặt bằng, nạo vét... có nguy cơ "tiếp tay", hợp pháp hóa khai thác khoáng sản "giá rẻ".

Các mỏ khai thác khoáng sản nếu để xảy ra tai nạn lao động sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Thứ 5, 20/10/2022 | 16:07
Đó là nội dung trong văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi các đơn vị tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Cùng tác giả

Dòng tiền vẫn xuôi theo nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ

Thứ 5, 01/06/2023 | 16:20
Thị trường vẫn trong diễn biến giằng co khi nhà đầu tư dành sự quan tâm nhiều hơn đến nhóm cổ phiếu đầu cơ, theo đó VN-Index có tăng cũng chưa thể bứt phá mạnh.

Thị trường chứng khoán đến cuối năm còn nhiều "gập ghềnh"

Thứ 5, 01/06/2023 | 15:04
SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn tích lũy dần cổ phiếu, đặc biệt khi chỉ số VN-Index ở vùng quanh 1.000 điểm, xem xét cổ phiếu ngân hàng từ quý IV/2023.

Lăng kính chứng khoán 1/6: Dự báo tích lũy ở biên độ hẹp 1.070-1.080

Thứ 5, 01/06/2023 | 06:30
Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại và hạn chế mua mới ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

TVSI tiếp tục bị phạt

Thứ 4, 31/05/2023 | 23:10
Mới đây, UBCKNN đã quyết định đặt Chứng khoán Tân Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính không được kiểm toán.

Cổ phiếu lớn chèn ép, nhóm vốn hóa nhỏ vẫn tăng mạnh

Thứ 4, 31/05/2023 | 16:12
Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng kịch biên độ nhưng bị cản từ nhóm vốn hoá lớn khiến thị trường không thể tăng mạnh, thanh khoản dồi dào, chủ yếu là lực bán.
Cùng chuyên mục

ĐBQH: Cần làm rõ chuyện đuổi luật sư ra ngoài trong vụ cô giáo Lê Thị Dung

Thứ 5, 01/06/2023 | 10:26
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Vũ Trọng Kim nêu tình trạng “bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu”.

“Nóng” tình trạng cán bộ sợ sai, Bộ trưởng Nội vụ tham gia giải trình

Thứ 4, 31/05/2023 | 19:42
Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận, tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Bộ trưởng Y tế giải trình về thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng

Thứ 4, 31/05/2023 | 18:26
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, chương trình tiêm chủng mở rộng đã cung ứng đủ số lượng vắc-xin của năm 2022 và gối đầu đến tháng 7/2023.

Lương công chức Việt Nam 10 triệu đồng/tháng, Thái Lan gần 60 triệu

Thứ 4, 31/05/2023 | 18:26
Theo bà Mai, cần coi trả lương là hình thức đầu tư mà ở đây là đầu tư cho con người. Chỉ khi đầu tư tương xứng đáng mới mang lại hiệu quả thiết thực.

"Không phải nội dung gì cũng phải để Thủ tướng ra công điện"

Thứ 4, 31/05/2023 | 16:10
ĐBQH Trịnh Xuân An kiến nghị cần đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn và thay đổi văn hóa "doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy".
     
Nổi bật trong ngày

ĐBQH: Cần làm rõ chuyện đuổi luật sư ra ngoài trong vụ cô giáo Lê Thị Dung

Thứ 5, 01/06/2023 | 10:26
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Vũ Trọng Kim nêu tình trạng “bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu”.