Cần nhanh chóng hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn bởi đại dịch

Cần nhanh chóng hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn bởi đại dịch

Chủ nhật, 26/09/2021 | 09:08
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều trẻ em mất đi cha, mẹ, rơi vào hoàn cảnh không nơi nương tựa.

Để kịp thời hỗ trợ trẻ em, góp phần giảm bớt một phần khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em ở địa phương và các đơn vị chức năng triển khai thực hiện hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Quỹ Bảo trợ trẻ em và các đơn vị chức năng ở địa phương lựa chọn danh sách và chịu trách nhiệm trong việc xác định đúng thông tin, đối tượng hỗ trợ.

Trao đổi với Người Đưa Tin về các hoạt động của địa phương nhằm giúp đỡ các trẻ em bị ảnh hưởng trong mùa dịch, ông Nguyễn Tuấn Triệu, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương, cho biết: “Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã đề nghị các địa phương khảo sát và lập danh sách các em được nhận hỗ trợ. Quá trình triển khai sẽ diễn ra nhiều đợt. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình khảo sát cụ thể đến từng nhà, từng trường hợp  rất khó diễn ra vì tình hình diễn biến dịch ở các địa phương còn phức tạp. Vì vậy, phần lớn các em chưa được nhận đầy đủ hỗ trợ".

"Ngoài gói hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh cũng có kế hoạch dài hạn hỗ trợ cho những trẻ thuộc diện có người thân (cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, người nuôi dưỡng trực tiếp) bị mất do dịch bệnh Covid-19; những em này cũng thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và đang học tập (từ lớp 1 đến dưới 16 tuổi). Sẽ có 3 cấp hỗ trợ cho các em, với mức thấp nhất là 500.000 đồng/tháng mỗi em”, ông Triệu cho biết thêm”.

Chính sách - Cần nhanh chóng hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn bởi đại dịch

Trẻ em là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch lần này.

Chia sẻ về vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết: “Hoạt động hỗ trợ các em không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà sẽ là quá trình lâu dài ngay cả khi dịch đã ổn định. Ngoài hỗ trợ về kinh tế, điều quan trọng chúng tôi hướng tới là đồng hành về mặt tinh thần, đặc biệt là với những em có cha mẹ mất vì mắc Covid-19 thì cần phải chăm sóc đến khi các em trưởng thành.

Ngoài ra, các em cũng là những đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương nên những hoạt động này sẽ phải cân nhắc kỹ, hạn chế chia sẻ thông tin của các em, để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ sau này”.

Cần nhanh chóng triển khai hoạt động giúp đỡ

Trao đổi với Người Đưa Tin, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu bày tỏ mong muốn các địa phương cần đẩy nhanh việc giải ngân gói hỗ trợ trẻ em bị chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 : “Trong quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách đối với đối tượng là trẻ em vẫn có những tiến độ chậm và kết quả không như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân chủ quan là chính quyền và các cán bộ địa phương khi thực hiện chính sách còn để xảy ra nhiều vấn đề bất cập, cần phải rút kinh nghiệm”.

Nữ ĐBQH cũng cho rằng, các cấp chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở phải xác định được đối tượng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương phải cần được các cấp quan tâm, giải quyết sớm, nhất là khi các em đang ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì cần có những hoạt động nhanh chóng hỗ trợ.

Chính sách - Cần nhanh chóng hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn bởi đại dịch (Hình 2).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu.

Ngoài ra, bà Sửu cho rằng, năm học mới đã bắt đầu, những em gặp khó khăn sẽ khó có thể tiếp cận được chương trình giáo dục trực tuyến thì càng cần phải thực hiện sớm giúp đỡ các em.

Bàn về giải pháp trong việc đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, bà Sửu bày tỏ: “Phương pháp tối ưu trong diễn biến tình hình dịch Covid-19 phức tạp đó là phải chuyển đổi số trong quản lý và chi trả chính sách.

Trong quản lý phải có sự kết hợp giữa các cấp chính quyền và người được hưởng chính sách. Dữ liệu về y tế, chính sách, gói hỗ trợ nếu được chuyển đổi số sẽ đễ dàng, nhanh chóng thực hiện".

Về cơ chế giám sát, xác định đối tượng thụ hưởng, bà Nguyễn Thị Sửu gợi ý: “Ngoài cán bộ, người giám sát có thể là người dân, làng xóm, người thân, vì đây là những người hiểu rõ hoàn cảnh của đối tượng nhất”.

Ngày 23/9, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH hội Nguyễn Thị Hà đã ký Công văn số 3234/LĐTBXH-TE gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19.

Công văn ghi rõ các địa phương cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mất do đại dịch Covid-19, nguyện vọng của trẻ em và người giám hộ của trẻ em để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.

Ngoài ra phải ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân, bởi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc để trẻ em được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng. 

Hồng Bích

 

Giải ngân 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động

Thứ 7, 25/09/2021 | 18:12
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng sẽ được hưởng hỗ trợ 1.800.000 đồng/người;

Cần liên thông các ứng dụng chống dịch

Thứ 7, 25/09/2021 | 13:35
Các ứng dụng kiểm soát mã QR hiện nay dường như đều độc lập, không có liên kết dữ liệu, gây nên nhiều bất tiện cho người dân.

Không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch

Thứ 7, 25/09/2021 | 13:17
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát trật tự an toàn giao thông gắn với phòng chống dịch Covid-19.
Cùng tác giả

Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Thứ 6, 24/03/2023 | 08:00
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

Thứ 5, 23/03/2023 | 14:48
Chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp kỷ luật tích cực để giải quyết vấn đề hơn là cắt tóc học sinh ngay trên lớp học.

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Thứ 4, 22/03/2023 | 16:14
Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp.

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Thứ 2, 20/03/2023 | 15:47
Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy.

Bộ GD&ĐT dự kiến thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT

Chủ nhật, 19/03/2023 | 10:53
Năm nay, đề thi cơ bản giữ ổn định như năm 2022, tuy nhiên sẽ nâng cao độ khó ở các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao.
Cùng chuyên mục

Những xã, huyện nào thuộc diện bị sáp nhập trong giai đoạn 2025-2030?

Thứ 5, 23/03/2023 | 15:21
Bộ Nội vụ đề xuất việc sáp nhập xã, huyện sẽ được chia thành hai giai đoạn là: Giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Ngăn rút BHXH một lần: Quan trọng là tiền lương phải đủ sống

Thứ 5, 23/03/2023 | 06:30
Để người lao động không phải rút bảo hiểm xã hội 1 lần, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh sửa đổi chính sách, cần có những giải pháp tổng thể về việc làm, thu nhập.

Thanh Hóa đề xuất cơ chế đặc thù tăng thêm 10 cấp Phó giám đốc sở

Thứ 4, 22/03/2023 | 21:00
Có diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3, quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước, Thanh Hóa vừa có đề nghị Trung ương cho cơ chế tăng thêm 10 cấp Phó giám đốc sở

Xe hết hạn đăng kiểm có được “tự động” giãn chu kỳ theo thông tư mới?

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:52
Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giải đáp về việc có được tự động áp dụng quy định mới về chu kỳ kiểm định xe khi sắp đến hạn đăng kiểm hay không.

NHNN: Khuyến khích tín dụng tập trung cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Thứ 4, 22/03/2023 | 14:38
Năm 2023, NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước, ở mức 14-15%; có điều chỉnh phù hợp thực tiễn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực.