Cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long

Cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long

Nguyễn Đắc Phú

Nguyễn Đắc Phú

Thứ 2, 21/02/2022 22:23

Đó là một trong những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trong buổi làm việc với các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang trong ngày 21/2.

Ngày 21/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long. Tham dự có Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo Cục Trồng trọt, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất thanh long các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Tiêu dùng & Dư luận - Cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long

Quang cảnh buổi họp.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại, cả nước có hơn 64.000 ha trồng cây thanh long. Các địa phương có diện tích sản xuất thanh long chính như: tỉnh Bình Thuận 33.000 ha, tỉnh Long An gần 12.000 ha, tỉnh Tiền Giang 9.600 ha.

Trong quý 1/2022, ước tính sản lượng thanh long các tỉnh trồng lớn phía Nam khoảng 247.000 tấn, trong đó tháng 2 khoảng 67.000 tấn và tháng 3 khoảng 63.000 tấn.

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, cây thanh long được xác định là cây có lợi thế mạnh của tỉnh với diện tích 33.000 ha thanh long với sản lượng đạt 700.000 tấn/năm. Sản xuất thanh long có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh nhà. Thế nhưng trong năm 2021 đến nay, giá thu mua thanh long giảm sâu, giá mua thanh long tại vườn khoảng 3.000 đến 5.000 đồng/kg.

Còn tỉnh Tiền Giang, Long An, tình hình tiêu thụ sản xuất thanh long cũng gặp nhiều khó khăn. Vì trái thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Hiệp Hội thanh long Bình Thuận kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công thương, các đơn vị liên quan đàm phán với phía Trung Quốc sớm thông quan cửa khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ thanh long cho bà con nông dân. Vì khi bị ách tắc tại đường bộ, nhiều đơn vị đã chuyển hướng đường biển tuy nhiên điều này làm tăng giá thành khi xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nông dân sản xuất thanh long.

Tiêu dùng & Dư luận - Cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long (Hình 2).

Bộ trưởng đi thực tế tại cơ sở thanh long ở Bình Thuận.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên đưa cây thanh long vào nhóm cây chủ lực quốc gia và từ đó sẽ có hướng chiến lược, chính sách phát triển bền vững cũng như chiến lược quảng bá trái thanh long trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ, Ngành liên quan xây dựng chiến lược đánh giá, nhu cầu tiêu thụ thanh long trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo nguyên tắc cung cầu để các địa phương có cơ sở quy hoạch, phát triển đồng thời tăng cường công tác chế biến, giải quyết tình trạng ứ đọng trái khi gặp khó khăn khi tiêu thụ; đầu tư kho lạnh tại các cửa khẩu để lưu trữ hàng bị ùn ứ tại cửa khẩu.

Đại diện UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: Để giúp người nông dân tiêu thụ được nông sản, ở góc độ địa phương rất khó thực hiện vì thế địa phương cần có sự hỗ trợ, kết nối từ Trung ương, các Bộ, Ngành liên quan về nhận định tình hình, dự báo thị trường đến việc hoạch định chính sách, cơ chế hướng dẫn, bộ tiêu chí sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tiêu dùng & Dư luận - Cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long (Hình 3).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: “Chúng ta cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mọi sự thay đổi đều khó khăn nhưng không thay đổi còn khó khăn hơn nữa”. Các địa phương phải thống kê, nắm chắc diện tích sản xuất, số lượng người dân sản xuất thanh long, từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nông dân, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, tự phát; từng bước nâng cao giá trị trái thanh long; từ đó chuyển đổi từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để phát triển bền vững, các địa phương phải tổ chức lại sản xuất thanh long bắt đầu từ cấp xã theo hướng hiểu rõ về sản xuất đến nắm rõ nhu cầu thị trường, hiểu rõ từng thị trường, đối tác và đối tượng cạnh tranh.

Chia sẻ khó khăn với các tỉnh đang gặp khó khăn trong tiêu thụ thanh long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích, thanh long là câu chuyện điển hình nhưng chúng ta còn nhiều nông sản khác cũng đang nằm trong thách thức vô cùng lớn từ thị trường bên ngoài cũng như thách thức bên trong sản xuất, liên kết, hợp tác. Vì vậy, các địa phương, các ngành hàng cần xây dựng hệ sinh thái riêng trên từng ngành hàng, từng loại nông sản.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.