Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là đích đến quan trọng nhất và cao nhất trong hành trình sự nghiệp của mỗi người. Để đến được đích mà bạn mong muốn, bạn cần xây dựng kế hoạch và lộ trình rõ ràng không chỉ trong thời gian ngắn hạn mà còn cho cả thời gian dài hạn kể từ khi bạn còn ngồi trên giảng đường, tốt nghiệp và trong suốt quá trình đi làm sau đó.
Nhà tuyển dụng cần biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì khi tìm việc làm ở Tp. Hồ Chí Minh, Long An… để xem xét yếu tố phù hợp với vị trí tuyển dụng cũng như môi trường làm việc tại công ty. Chính vì vậy, hãy nêu mục tiêu nghề nghiệp của mình thật chi tiết, thật cụ thể và những kế hoạch rõ ràng mà bạn đã xây dựng để thực hiện mục tiêu đó. Khi nêu được điều này, bạn sẽ ghi dấu ấn tích cực với nhà tuyển dụng.
Phân loại mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp nên được phân loại để phù hợp với điều kiện và khả năng của bạn tại mỗi giai đoạn nghề nghiệp. Dễ hiểu nhất, bạn nên phân loại mục tiêu nghề nghiệp theo:
- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn (Khi bạn chưa tốt nghiệp hoặc mới tốt nghiệp)
- Mục tiêu nghề nghiệp trung hạn (Khi bạn đã đi làm được 2 - 5 năm)
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn (Khi bạn đã đi làm được 5 năm trở lên)
Đương nhiên, dù chia mục tiêu nghề nghiệp theo các giai đoạn nhưng bạn nên đảm bảo tính đồng nhất và hướng đến mục tiêu nghề nghiệp cao nhất mà bạn hướng đến trong suốt sự nghiệp.
“Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì” và cách trả lời hay
Khi hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, nhà tuyển dụng có thể chia ra nhiều câu hỏi với các mốc thời gian cụ thể, thay vì hỏi một câu đơn giản duy nhất và để bạn tự suy luận và trả lời.
Lúc này, bạn sẽ nhận thấy lợi ích của việc chia mục tiêu nghề nghiệp theo hạn năm như trên rõ ràng ra sao. Những câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra là:
- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn của bạn là gì?
- Trong 5 năm tới, mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
- Bạn có hướng tới một chức vụ nào cụ thể trong mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của mình không?
Dưới đây là những cách trả lời hay cho câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp mà bạn nhận được:
Với những câu hỏi chung về mục tiêu nghề nghiệp
Đó là dạng câu hỏi không nêu kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào, có thể cho nhà tuyển dụng thấy được những kỳ vọng chung nhất của bạn về công việc, về môi trường làm việc và về những quyền lợi…
Cách trả lời tốt nhất cho những câu hỏi này như sau:
- Chọn một mức lương, thưởng cùng những quyền lợi kèm theo tương ứng với khả năng và kinh nghiệm làm việc mà mình đã sở hữu;
- Cho nhà tuyển dụng thấy thái độ cầu thị, mong muốn học hỏi và tích lũy kỹ năng làm việc nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc;
- Cho nhà tuyển dụng thấy bạn khao khát được cống hiến và khẳng định năng lực của bản thân vào sự phát triển chung của công ty;
- Cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẵn sàng làm mới mình và chấp nhận đương đầu với những thử thách mới tại vị trí đang ứng tuyển;
- Cho nhà tuyển dụng thấy tầm quan trọng của việc được nhận vào làm việc tại công ty trong kế hoạch thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Với những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Đó là dạng câu hỏi kèm theo mốc thời gian từ 5 năm trở xuống, kể từ khi bạn tốt nghiệp hoặc bắt đầu tạo CV phỏng vấn xin việc. Phần lớn các ứng viên trong giai đoạn này đều có ít hoặc không có kinh nghiệm đảm đương hết mọi phần công việc được giao.
Do vậy, cách trả lời hay cho những câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn có thể kể đến là:
- Cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu ngắn hạn của bạn thật chi tiết và tính liên kết của mục tiêu đó với mục tiêu dài hạn;
- Cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã chuẩn bị những gì và cách thức thực hiện các công việc cụ thể để đạt được mục tiêu ngắn hạn;
- Cho nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn một môi trường làm việc như thế nào để hoàn thành tốt nhất mục tiêu ngắn hạn;
- Cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm theo đuổi mục tiêu và mong muốn trải nghiệm môi trường làm việc tại công ty mà bạn cho rằng rất phù hợp để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Với những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Đó là những câu hỏi kèm theo mốc thời gian từ 5 năm trở lên, cho nhà tuyển dụng thấy hình dung của bạn về bản thân trong tương lai xa, khi bạn đã thực hiện được mục tiêu ngắn hạn trong sự nghiệp.
Dưới đây là một số gợi ý cách trả lời bạn nên áp dụng:
- Cho nhà tuyển dụng thấy vị trí hoặc mục tiêu cao nhất bạn hướng đến trong công việc một cách cụ thể như chuyên gia trong lĩnh vực hoặc quản lý cấp cao…;
- Cho nhà tuyển dụng thấy khát khao khẳng định dấu ấn bản thân của bạn khi theo đuổi mục tiêu đó;
- Cho nhà tuyển dụng thấy sự kiên trì, ý chí vượt qua khó khăn và cạm bẫy trên con đường thực hiện mục tiêu của bạn.
Không có một mẫu số chung nào cho câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” và cách trả lời hay vì mỗi người đều sẽ tự có cho mình những lời giải khác nhau. Điều quan trọng là bạn hãy thể hiện tinh thần lạc quan, kiên định và đam mê với mục tiêu nghề nghiệp. Đó sẽ là một “vũ khí” giúp bạn khác biệt với các ứng viên khác. Chúc bạn đậu phỏng vấn với những gợi ý trong bài viết nhé.
Hà Phương