Dạy con đừng quan trọng mệnh giá tiền
Theo chuyên gia văn hóa Trần Hữu Sơn, cha mẹ nên dạy con không quan trọng ở mệnh giá tiền trong phong bao mà là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì không quy định là mệnh giá nào, thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.
Dạy con thái độ biết ơn
Cha mẹ nên dạy con, khi con được nhận lì xì phải có thái độ trân trọng, mừng rỡ, vui vẻ, niềm nở, biết nói lời cảm ơn và chúc Tết người lì xì cho mình.
Dạy con không xé phong bao lì xì trước mặt khách
Cha mẹ hãy dạy con không xé phong bao lì xì trước mặt khách vì đây là hành động rất xấu. Đôi lúc sẽ khiến khách cảm thấy khó chịu và xấu hổ.
Dạy con đưa hai tay ra nhận lì xì
Cha mẹ nên dạy con đưa hai tay ra nhận lì xì sau đó khoanh tay nói lời cám ơn.
Dạy con không so sánh về giá trị mỗi bao lì xì
Cha mẹ tuyệt đối không bình luận so sánh về giá trị mỗi bao lì xì. Trong ngày Tết chúng ta vẫn thường nghe đâu đó trẻ em hay so sánh: Người này mừng nhiều, người kia mừng ít.
Cha mẹ không bình phẩm về việc lì xì trước mặt con trẻ
Khi cha mẹ lì xì cho ai đó, việc bàn về lì xì bao nhiêu, lì xì cho ai, bình phẩm về người vừa đưa lì xì về rồi nói trước mặt con trẻ là không nên.
(Ảnh minh họa).
Dạy trẻ chi tiêu tiền lì xì hợp lý
Sau dịp Tết, số tiền lì xì của trẻ có thể lên tới vài triệu đồng, đây là thời điểm phù hợp để bố mẹ hướng dẫn con cách chi tiêu, thậm chí có thể hướng dẫn trẻ giữ tiền như một khoản đầu tư cho những thứ vật chất con cần, thay vì nói câu ‘đưa tiền lại để mẹ giữ”.
Bên cạnh việc sử dụng tiền lì xì cho các nhu cầu bản thân, bố mẹ cũng có thể khuyên con dành một phần để làm từ thiện.
DIỆU THU