Một số người điều khiển vi phạm giao thông và bị xử phạt nguội nhưng lại có tâm lý trốn tránh không chịu đóng phạt. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay sẽ cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền tính lãi số tiền mà người vi phạm giao thông phải nộp theo ngày.
Chậm nộp phạt nguội sẽ bị tính lãi theo ngày.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2023/TT-BTC Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lait hu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính (gọi tắt là Thông tư 18) thì qQuá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Cũng theo Thông tư 18, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Cần phải nói rõ thêm rằng, thời hạn nộp tiền phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Như vậy, kể từ ngày 11 trở đi, người vi phạm giao thông chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày.
Chẳng hạn nếu ô tô vượt đèn đỏ bị phạt nguội kịch khung 6 triệu đồng, thì mỗi ngày, người vi phạm sẽ phải nộp lãi suất 0,05% tương đương với số tiền lãi là 3 nghìn đồng. Nếu để muộn 1 năm khoảng 365 ngày thì người này sẽ phải nộp thêm số tiền lãi là 1,095 triệu đồng, muộn 10 năm sẽ phải nộp thêm hơn 10 triệu đồng tiền lãi. Còn trường hợp là lái xe máy bị phạt nguội kịch khung vì lỗi vượt đèn đỏ với mức 3 triệu đồng, thì nộp muộn 1 năm sẽ mất thêm khoảng 547,5 nghìn đồng.
Minh Trí