Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, bí quyết vàng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục

Thứ 2, 22/08/2022 19:55

Ngoài thời gian 24h đầu sẽ được điều dưỡng chăm sóc tại bệnh viện, nếu người bệnh nắm vững các nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu tại nhà sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục.

Cẩn trọng khi chăm sóc vết thương sau mổ

Rất nhiều người nghĩ rằng vết mổ, vết thương sẽ tự lành theo thời gian nên không cần quá chú trọng đến việc chăm sóc hậu phẫu. Thực tế thì quá trình chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng không thua kém gì quá trình phẫu thuật. Chăm sóc vết mổ, vết thương đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng và nguy hiểm nhất là gây hoại tử vết thương.

Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp.

img

Chăm sóc vết thương hậu phẫu có vai trò quan trọng không thua kém giai đoạn trong phẫu thuật

Nguyên tắc chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật

Để sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục cũng như vết mổ, vết thương sau phẫu thuật nhanh lành, khi chăm sóc bạn cần lưu ý những điểm sau:

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và chăm sóc vết thương.

Vệ sinh vết thương đúng cách: Vệ sinh vết khâu ngày 1-2 lần bằng dung dịch rửa vết khâu chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ, sau đó thấm khô và băng vết thương.

Người bệnh vận động nhẹ nhàng, không quá sức: Thông thường sau khi phẫu thuật rời phòng theo dõi hậu phẫu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân vận động nhẹ nhàng sớm để tăng tuần hoàn máu. Người bệnh chỉ di chuyển nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết thương khiến băng bị bung.

Theo dõi kĩ các dấu hiệu bất thường của vết mổ, vết thương: Sau khi phẫu thuật, bạn cần đặc biệt theo dõi vết thương để kịp thời xử lý. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt cao trên 38.5 độ C, vết thương đột ngột sưng đỏ, khó chịu, tê nhức và đau đớn tăng dần, vết thương bị bung chỉ thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay.

Chế độ dinh dưỡng hợp lí: Để lành vết thương sau mổ thì nên ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A,C như cà rốt, cam quýt, chanh bưởi, cà chua,…; Các loại thực phẩm giàu chất xơ cao như ngũ cốc, gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì...; Giàu protein như thịt lợn, gan,…

Làm gì để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp vết thương nhanh lành?

Tùy vào vị trí, độ lớn của vết mổ, vết thương mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Một số trường hợp có mủ hoặc kích thước vết thương lớn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm. Với một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phải phẫu thuật lại, dẫn lưu dịch mủ trong khoang cơ thể ra ngoài hay tháo bỏ các dụng cụ đã cấy ghép.

Một trong những loại thuốc thảo dược an toàn, lành tính, được các bác sĩ kết hợp sử dụng rất nhiều trong thực tế lâm sàng để dự phòng nhiễm khuẩn, nhanh lành vết thương hiện nay là thuốc thảo dược bào chế từ vị thuốc huyết giác.

Huyết giác là loài cây quý hiếm sống trên vách núi đá vôi của một số tỉnh ở Việt Nam, Campuchia... Các nhà khoa học đã phân lập được trong phần chất gỗ màu đỏ nâu ở gốc của cây huyết giác già cỗi một hỗn hợp phức tạp nhiều dược chất như phenol, flavonoid, saponin,... có tác dụng tương tự kháng sinh thực vật.

Một trong những tác dụng nổi bật khác của huyết giác đó là khả năng tan khối máu tụ, tan vết bầm tím trong thời gian ngắn thông qua ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT trong tiểu cầu.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2011 chỉ ra, dịch chiết huyết giác có tác dụng chống viêm, giảm phù, giảm đau tương đương với Indomethacin và Aspirin. Một nghiên cứu khác chứng minh tác dụng chống viêm cấp và mạn tính do trong huyết giác có hoạt chất 4′,7-dihydroxyflavone giúp ức chế các yếu tố gây viêm COX – 2, TNF-α và IL-6.

Đối với các vết thương chảy máu, rách da, khi sử dụng huyết giác sau giai đoạn cầm máu sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, đưa chất dinh dưỡng đến vị trí tổn thương. Từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô, giúp vết thương hở mau khép miệng. Ngoài ra, nó còn ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào, giúp sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, tăng tốc độ hồi phục vết thương.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, các nhà khoa học đã áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất thuốc thảo dược từ huyết giác. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thế giới GMP-WHO và đã được Bộ y tế công nhận là Thuốc điều trị tan bầm tím, giảm phù nề, mau lành vết thương, không phải thực phẩm chức năng.

Thuốc thảo dược Long Huyết P/H

Tan bầm tím – giảm phù nề - mau lành vết thương

img

Long huyết P/H có thành phần chính từ vị thuốc quý Huyết giác, từ lâu đã được biết đến như là vị thuốc quý bí truyền của các võ sư, thầy thuốc dùng đặc trị nội ngoại thương.

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNH Đông dược Phúc Hưng

96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

https://longhuyetph.vn/

https://www.facebook.com/longhuyetph

Liên hệ (Miễn cước): 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG

Lưu ý: Để tránh mua phải sản phẩm giả, nhái, vui lòng chọn tìm mua đúng tên THUỐC Long huyết P/H - Liên hệ tổng đài bác sĩ tư vấn chăm sóc 1800 5454 35 để biết thêm chi tiết. Website: https://longhuyetph.vn/

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.