Châu Âu mất “ngôi vương” điện gió vào tay Trung Quốc

Châu Âu mất “ngôi vương” điện gió vào tay Trung Quốc

Thứ 3, 29/08/2023 | 17:56
0
Châu Âu được dự báo sẽ khó có thể lấy lại vị trí là thị trường điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới trong 10 năm tới.

Châu Âu đã mất vị trí thị trường điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới vào tay khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) nơi Trung Quốc dẫn đầu, tờ Financial Times (Anh) đưa tin hôm 28/8.

Financial Times dẫn dữ liệu từ Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho biết, châu Âu chiếm khoảng 47% trong tổng số 64,3GW tổng công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu vào năm 2022, 53% còn lại là ở khu vực APAC – nơi chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 49% tổng công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu.

Thực ra sự thay đổi về vị thế dẫn đầu trên thị trường này đã bắt đầu kể từ năm 2021, khi châu Âu chiếm 50% trong tổng số 55,9GW công suất lắp đặt tích lũy, GWEC cho biết trong báo cáo mới nhất của mình về thực trạng thị trường điện gió ngoài khơi toàn cầu.

“Việc bổ sung công suất điện gió ngoài khơi trong thời gian tới dự kiến sẽ tương đối chậm… do mức độ hoạt động thấp hơn ở các thị trường lâu đời ở Biển Bắc… cũng như tác động của điều kiện thị trường đầy thách thức hiện nay”, báo cáo cho biết.

GWEC cho biết thêm rằng châu Âu khó có thể lấy lại vị trí là thị trường điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới trong 10 năm tới, mặc dù công suất lắp đặt hàng năm trong khu vực “dự kiến sẽ vượt qua APAC từ năm 2030”.

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của châu Âu đã gặp khó khăn khi các vấn đề về chuỗi cung ứng và lãi suất cao sau đại dịch và xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng chi phí của mọi thứ từ tuabin đến nhân công và các khoản vay. Điều đó đã dẫn đến thua lỗ ở các nhà sản xuất tuabin và các dự án bị hủy bỏ khi bài toán kinh tế không còn ý nghĩa nữa.

Thế giới - Châu Âu mất “ngôi vương” điện gió vào tay Trung Quốc

Trang trại tuabin gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới có công suất phát điện 16 megawatt hoạt động ngoài khơi Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, ngày 19/7/2023. Ảnh: Global Times

Tháng trước, công ty điện lực nhà nước Thụy Điển Vattenfall đã tạm dừng kế hoạch xây dựng trang trại phong điện Norfolk Boreas ở ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Anh, viện dẫn rằng chi phí tăng đồng nghĩa với việc dự án không còn khả thi nữa.

Đầu tháng này, Siemens Energy cho biết họ dự kiến sẽ lỗ 4,5 tỷ euro trong năm nay do phải vật lộn để khắc phục hoạt động kinh doanh tuabin gió đang gặp khó khăn của công ty con Siemens Gamesa.

Những thách thức này có nghĩa là châu Âu dự kiến sẽ chứng kiến công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi thấp hơn trong 5 năm tới so với dự báo trước đó. GWEC cho biết, họ dự kiến châu Âu sẽ bổ sung tổng công suất điện gió ngoài khơi là 34,9GW từ năm 2023 đến năm 2027, giảm so với mức 40,8GW được dự kiến trong báo cáo năm ngoái.

Khu vực APAC dự kiến sẽ bổ sung thêm 76,1GW trong cùng kỳ, nhờ sự thúc đẩy từ Trung Quốc. Gã khổng lồ châu Á sẽ chiếm 84% mức tăng thêm.

Ở châu Âu và Mỹ, các dự án gió ngoài khơi đã bị trì hoãn hoặc bị đình trệ vô thời hạn “do các quy định cấp phép không đầy đủ và kém hiệu quả”, bà Rebecca Williams, người đứng đầu bộ phận điện gió ngoài khơi tại GWEC cho biết. “Những yếu tố này đã tạo ra sự không chắc chắn và buộc các nhà phát triển phải xem xét lại khả năng tồn tại của dự án của họ, thậm chí trong một số trường hợp phải ngừng phát triển”.

“Những chính sách kém hiệu quả như vậy tập trung vào việc cạnh tranh giảm giá, và cùng với các quy định về hàm lượng địa phương không thực tế và không thể đạt được, sẽ làm tăng thêm chi phí cho các dự án và làm chậm tốc độ triển khai điện gió ngoài khơi cần thiết để thế giới đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0”, bà nói.

Minh Đức (Theo Financial Times, The Telegraph)

Ý tưởng gây tranh cãi của Pháp về thương mại EU-Trung Quốc

Thứ 7, 17/06/2023 | 15:21
Ký ức cay đắng về việc EU sử dụng chính sách thương mại để đối đầu với Trung Quốc 10 năm trước vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí các quốc gia thành viên.

62% người châu Âu ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp về Trung Quốc

Thứ 5, 08/06/2023 | 08:35
Nhiều người châu Âu coi Trung Quốc là đối tác chiến lược hơn là đối thủ, nhưng sẵn sàng trừng phạt nếu Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng ở Ukraine.

[E] Những nhịp còn thiếu trong “cây cầu” đến năng lượng tái tạo

Thứ 2, 23/01/2023 | 16:00
Nếu ví con đường từ nhiên liệu hóa thạch đến năng lượng tái tạo như một cây cầu, thì cây cầu này đang bị “thiếu một vài nhịp”.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.