Châu Phi bị kéo lùi trong cuộc chiến chống Covid-19

Châu Phi bị kéo lùi trong cuộc chiến chống Covid-19

Thứ 3, 17/05/2022 | 18:40
0
Kế hoạch của châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào vắc-xin nhập khẩu có nguy cơ phá sản nếu nhà máy sản xuất vắc-xin duy nhất của lục địa đen bị đóng cửa.

Khi được hỏi về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Trisha - một cư dân ở thành phố Cape Town, Nam Phi, chỉ lắc đầu. Cô gái 19 tuổi này chưa đi tiêm phòng vì cảm thấy sợ hãi trước thông tin lan truyền về việc có ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin.

Trisha cho biết, chỉ một nửa số thành viên trong gia đình cô đã tiêm vắc-xin. Con số này cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước.

Khoảng 40% người trưởng thành ở Nam Phi được tiêm phòng đầy đủ. Tính trên toàn lục địa, tỉ lệ này chỉ là 15%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số toàn cầu trước tháng 6/2022. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có Mauritius và Seychelles đạt được con số đó ở châu Phi. Hầu như toàn bộ lục địa đen đều gặp khó khăn trong việc hoàn thành được mục tiêu trên.

Từng là “thỏa thuận lịch sử”

“Chúng ta phải đấu tranh với sự tự mãn”, ông Stavros Nicolaou, giám đốc điều hành cấp cao của Aspen Pharmacare Group cho biết. Khoảng một năm trước, công ty này bắt đầu sản xuất vắc-xin Covid-19 tại thành phố Gqeberha, Nam Phi.

Công ty nhận được gói tài chính dài hạn trị giá 600 triệu Euro (634 triệu USD) từ các tổ chức phát triển, bao gồm các tổ chức của Đức, để vận hành dây chuyền sản xuất.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gọi sự kiện này là một "thỏa thuận lịch sử". Aspen cho biết nhà máy có thể sản xuất hơn 200 triệu liều vắc-xin mỗi năm cho tập đoàn Mỹ Johnson & Johnson. Song, con số đó đã không bao giờ đạt được.

Sau đó, Aspen đã ký thỏa thuận cấp phép với Johnson & Johnson và có quyền tự sản xuất vắc-xin riêng mang tên Aspenovax. Nhưng cho đến nay nhà máy vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng nào, và hiện có nguy cơ phải đóng cửa các dây chuyền sản xuất.

Thế giới - Châu Phi bị kéo lùi trong cuộc chiến chống Covid-19

Bên trong nhà máy sản xuất vắc-xin đầu tiên của Nam Phi ở Gqeberha, Eastern Cape, do Aspen Pharmacare vận hành. Ảnh: GCIS

“Mọi người đều ủng hộ việc xây dựng năng lực địa phương trên lục địa. Nhưng quyết định về chính sách đó vẫn chưa thực sự được thể hiện qua các đơn đặt hàng", ông Nicolaou chia sẻ với DW.

Aspen đã dự kiến sẽ nhận được đơn đặt hàng từ các cơ quan mua sắm đa quốc gia, nhưng thực tế thì chưa bao giờ nhận được đơn nào.

Khoảng 60% vắc-xin Covid-19 được sử dụng ở Châu Phi đến từ cơ chế COVAX.

Sự kéo lùi lớn cho lục địa đen

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Covid-19 Toàn cầu lần thứ 2, được tổ chức trực tuyến hôm 12/5, Tổng thống Ramaphosa đã kêu gọi các cơ quan quốc tế và các tổ chức từ thiện cung cấp vắc-xin Covid-19 cho châu Phi nên đặt hàng vắc-xin do châu Phi sản xuất.

Lời kêu gọi của ông Ramaphosa được đưa ra sau khi công ty Aspen than thở về thực trạng sản xuất vắc-xin ở nhà máy của mình.

Aspen cho biết, trong trường hợp không có đơn đặt hàng nào, họ phải xem xét việc sử dụng 2 dây chuyền sản xuất vắc-xin Covid-19 để sản xuất các sản phẩm khác. Ông Nicolaou nói: “Châu lục này sẽ mất năng lực sản xuất vắc-xin Covid duy nhất hiện có. Đó sẽ là một sự kéo lùi lớn đối với kế hoạch nội địa hóa và giảm sự phụ thuộc của châu Phi vào vắc-xin nhập khẩu”.

Khoảng 1% vắc-xin được sử dụng ở châu Phi hiện được sản xuất ở châu lục này. Khi đại dịch mới bùng phát, một số nhà lãnh đạo châu Phi mong muốn 60% tổng số vắc-xin được sản xuất tại địa phương vào năm 2040.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) kêu gọi tất cả các bên mua vắc-xin Covid-19 trên toàn lục địa hãy đặt hàng từ công ty Aspen.

Ông John Nkengasong, Giám đốc CDC Châu Phi, cho rằng an ninh y tế toàn cầu sẽ bị hủy hoại nếu các công ty như Aspen không được hậu thuẫn.

“Tất cả chúng ta đều đã phải trải qua thách thức về sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận và phân phối vắc-xin, chúng ta không muốn trải qua điều đó một lần nữa”, ông Nkengasong cho biết.

Thế giới - Châu Phi bị kéo lùi trong cuộc chiến chống Covid-19 (Hình 2).

Nhân viên y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân tại Nam Phi. Ảnh: Getty Images

Ông Wolfgang Preiser, một nhà virus học tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, cho rằng nguy cơ phải đóng cửa nhà máy sản xuất là tin đáng báo động.

Ông lo lắng về bối cảnh đại dịch trong tương lai, các công ty dược phẩm có thể do dự hơn trong việc tăng mức đầu tư khi phải chịu áp lực.

Tuy nhiên, ông nói điều đó không nằm ngoài dự đoán: Khi năng lực sản xuất toàn cầu được tăng cường trên toàn thế giới, rõ ràng là trong một số giai đoạn, nguồn cung vắc-xin sẽ lớn hơn cầu.

Thách thức nối tiếp thách thức

Trong khi công ty Aspen điều hành nhà máy sản xuất vắc-xin Covid-19 thương mại duy nhất trên lục địa này, ít nhất 6 nước châu Phi hiện đang thiết lập năng lực sản xuất vắc-xin theo công nghệ mRNA.

Ông Preiser tin rằng các cơ sở này hoàn toàn có thể được sử dụng để sản xuất các loại vắc-xin khác.

"Lĩnh vực này đã thực sự phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người kỳ vọng trong tương lai chúng ta sẽ có vắc-xin mRNA chống lại một số bệnh khác như bệnh ung thư".

Sau khi phải vật lộn ở giai đoạn đầu của đại dịch để đảm bảo tiếp cận nguồn cung vắc-xin Covid-19, giờ đây nhiều quốc gia châu Phi đã được cung cấp đầy đủ vắc-xin cần thiết, nhưng phải đối mặt với những thách thức mới: Sự do dự của người dân trong việc tiêm chủng và các vấn đề về hậu cần.

Vị chuyên gia tại Đại học Stellenbosch cho biết, đôi khi ông cảm thấy mệt mỏi vì phải tranh cãi với những người từ chối tiêm vắc-xin. "Việc này làm tôi nhớ lại 25 năm trước, khi chúng ta trải qua những tình huống tương tự đối với HIV".

"Nhưng chúng ta cần cải thiện cách truyền đạt với công chúng để thuyết phục mọi người đi tiêm phòng", ông Preiser gợi ý.

Thế giới - Châu Phi bị kéo lùi trong cuộc chiến chống Covid-19 (Hình 3).

Ông Wolfgang Preiser, nhà virus học tại Đại học Stellenboschcho, Nam Phi. Ảnh: DPA

Hoàng Ngân (Theo DW, Reuters)

Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới

Thứ 4, 27/04/2022 | 07:45
Đại dịch nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy sản xuất và đổi mới vắc-xin, đồng thời mở ra hy vọng về vắc-xin cho các loại bệnh truyền nhiễm khác.

Châu Phi hướng tới tự lực về vắc-xin để không còn bị tụt lại phía sau

Thứ 6, 31/12/2021 | 15:07
Trở nên độc lập hơn là một trong những bài học quan trọng nhất mà đại dịch Covid-19 mang lại cho không chỉ châu Phi mà còn rất nhiều phần khác của thế giới.

Làn sóng Omicron ở Nam Phi hé lộ những điều đáng lạc quan

Thứ 7, 11/12/2021 | 09:18
Mặc dù các ca bệnh đang tăng nhanh hơn bất kỳ làn sóng Covid-19 nào trước đây ở Nam Phi, nhưng bằng chứng ban đầu đang cho Bộ Y tế nước này lý do để lạc quan.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.