Chỉ một trục trặc trong “ma trận” văn bản luật thì dự án có thể bị dừng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 07/10/2021 | 20:28
0
Nhiều luật chồng chéo, hay “ma trận” trong các văn bản pháp luật làm khó doanh nghiệp sẽ được Quốc hội rà soát và sửa đổi trong năm 2022.

Trước thềm lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với VCCI và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào chiều 7/10.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn và xem xét các vấn đề về pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó có những vướng mắc còn tồn tại trong một số luật hiện hành và mong Quốc hội sớm sửa đổi.

“Ma trận” văn bản pháp luật

Tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, thời gian vừa qua, sự phát triển kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam gắn liền với các dấu mốc đạo luật quan trọng.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 1999 tạo ra một bước ngoặt đối với sự phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, hay Luật Đầu tư năm 2005 và quá trình phân cấp sau đó, tạo ra sự bùng nổ với đầu tư tại các tỉnh, thành phố.

“VCCI là cơ quan thường xuyên làm việc, giao tiếp với các cơ quan Quốc hội, cho nên chúng tôi hiểu rõ và thấy những chuyển biến rất mạnh mẽ của Quốc hội. Trong đó, chất lượng hoạt động lập pháp gần đây đã có sự thay đổi hết sức ấn tượng, nhiều đại biểu đã nói về sự chủ động của Quốc hội cao hơn và kỳ vọng Quốc hội lần này sẽ có một kỳ rất khởi sắc”, ông Tuấn nói.

Theo Trưởng ban Pháp chế VCCI, hiện nay, có một số vấn đề chồng chéo, xung đột pháp luật đối với các doanh nghiệp. Ví dụ như một dự án đầu tư hay một doanh nghiệp hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, tuân thủ luật nào, theo thời điểm hiệu lực ra sao, thủ tục nào trước, thủ tục nào sau, cơ quan nào có thẩm quyền vẫn là một vấn đề rất lớn. Do đó, các dự án cứ chạy vòng vòng và doanh nghiệp phải mất rất nhiều công để làm thủ tục.

Tiêu điểm - Chỉ một trục trặc trong “ma trận” văn bản luật thì dự án có thể bị dừng

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI.

"Hay dưới các luật này lại có các thông tư, nghị định hướng dẫn và mỗi văn bản thay đổi rất nhanh, tạo ra sự chưa đồng bộ, dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Chỉ cần một trục trặc trong “ma trận” văn bản này, thì dự án có thể bị tắc, bị dừng", ông Tuấn chỉ rõ.

Vấn đề tiếp theo ông Tuấn nêu ra là hệ thống tổ chức doanh nghiệp chưa thống nhất, tiếp cận còn phân mảnh và khác biệt.

Cùng là doanh nghiệp, nhưng phần lớn có những doanh nghiệp hoạt động theo luật riêng, như doanh nghiệp trong lĩnh vực đấu giá, luật sư hay luật kinh doanh bảo hiểm,... tạo ra sự bất bình đẳng và những trục trặc trong quá trình vận hành.

Vừa qua có rất nhiều mô hình kinh doanh mới, công nghệ tạo ra sự thay đổi lớn, nhưng cách tiếp cận về khuôn khổ pháp lý chưa thống nhất. Cách tiếp cận của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đang không đồng bộ, cho nên vai trò của Quốc hội là rất quan trọng trong thời gian tới.

Ông Tuấn cũng đánh giá, hiện nay xu hướng một số luật đang trao quyền trực tiếp cho các Bộ quá nhiều. Theo luật ban hành thì thông tư từ các Bộ không được quy định về thủ tục hành chính, không được đặt ra điều kiện kinh doanh, nhưng trong điều luật của Quốc hội thông qua thì lại giao quyền cho các Bộ quyết định về thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh nên chưa đúng tinh thần của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

 Sẽ rà soát và sửa đổi trong năm 2022

Về vấn đề các quy định luật, ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, vừa qua, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội được giao nhiệm vụ xây dựng đề án luật, pháp lệnh năm 2021-2026 với 8 định hướng lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh…

Theo ông Tùng, nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua đã được ghi nhận và được đưa vào như một nhiệm vụ lập pháp để có thể sửa đổi các quy định cũ, không còn phù hợp. Từ đó, có thể nhanh chóng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng phát triển.

Về kiến nghị của VCCI trong việc rà soát ngay lập tức các luật liên quan đến pháp luật kinh doanh đang là rào cản gây cản trở kinh doanh, ngày 5/10 vừa qua Quốc hội đã trình đề xuất "1 luật sửa 10 luật" trong đó có sửa đổi nhiều luật quan trọng như Luật Điện lực, Luật Hải quan, Luật về PPP, Luật Nhà ở…

“Nhưng sửa như thế nào, sửa hoàn toàn như Chính phủ trình hay mở rộng thêm các vấn đề để sửa đổi thì chúng tôi sẽ có sự tham mưu, lấy ý kiến trong thời gian tới”, ông Tùng nói.

Tiêu điểm - Chỉ một trục trặc trong “ma trận” văn bản luật thì dự án có thể bị dừng (Hình 2).

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.

Về đề xuất sửa Luật Đất đai, ông Tùng thông tin thêm rằng Luật Đất đai đã được mang vào vào Chương trình Xây dựng luật năm 2022.

“Luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội lần đầu cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5/2022 và cho ý kiến lần 2 và thông qua tháng 5/2023. Trong trường hợp Dự thảo Luật có sự chuẩn bị tốt, thì có thể sẽ được thông qua vào năm 2022. Đây là luật quan trọng, có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Tùng nói.

Còn về đề xuất sớm sửa đổi Luật Giao dịch điện tử, ông Tùng nhất trí cao về ý kiến đề xuất sẽ sửa đổi sớm Luật này.

“Luật này đã được ban hành vào năm 2005, nhiều quy định đã trở nên rất cũ và cần được sớm sửa đổi. Theo dự kiến năm 2022 sẽ rà soát sửa đổi luật này và nếu kịp thì sẽ mang vào chương trình nghị sự cùng năm, nếu muộn sẽ chuyển sang năm 2023”, ông Tùng nói.

Về vấn đề luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, vị Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đây cũng là vấn đề ưu tiên và được đưa vào trong chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022.

Ngoài ra, cũng theo ông Tùng, về Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Đầu tư 2020, Luật về PPP, Luật Kinh doanh bất động sản cũng nằm trong chương trình sửa đổi.

Cuối cùng, ông Tùng nhấn mạnh trong quá trình sửa đổi tất cả các đạo luật quan trọng này đều ghi nhận ý kiến đến từ VCCI và cộng đồng doanh nghiệp.

“Đây là những ý kiến quan trọng giúp quá trình lập pháp có thể xây dựng được những quy định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Tùng nói.

Xem thêm:

Doanh nghiệp gửi gắm tâm tư tới Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch VCCI đề xuất nâng trần nợ công quốc gia

"Người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong mọi quyết sách"

Chủ tịch VCCI đề xuất nâng trần nợ công quốc gia

Thứ 5, 07/10/2021 | 16:51
Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, cần lấy Covid-19 làm động lực thực hiện đột phá trong xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với điều kiện “bình thường mới”.

"Người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong mọi quyết sách"

Thứ 5, 07/10/2021 | 16:00
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, chiều 7/10.

Doanh nghiệp gặp tình trạng "tiền vào ít nhưng tiền chi ra liên tục"

Thứ 6, 01/10/2021 | 15:22
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 đã đạt được hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc đưa chính sách vào thực tiễn.

TS.Nguyễn Đình Cung: “Chi mạnh tay hơn để cứu trợ nền kinh tế”

Thứ 6, 01/10/2021 | 20:13
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nếu không có chương trình phục hồi tăng trưởng với tốc độ được đẩy nhanh thì có nguy cơ về “viễn cảnh không tươi sáng”.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm 2024.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm 2024.