Chỉ cần 100 chiếc máy bay "đời cổ", Nga đủ sức "đo ván" Mỹ ở khắp nơi?

Chỉ cần 100 chiếc máy bay "đời cổ", Nga đủ sức "đo ván" Mỹ ở khắp nơi?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 06/03/2021 06:49

Để ngăn chặn các kế hoạch quân sự của Mỹ tại các điểm nóng trên thế giới, Nga cần 100 máy bay Il-2030MD-76A cũng như sự trợ lực của lực lượng dù.

Tiêu điểm - Chỉ cần 100 chiếc máy bay 'đời cổ', Nga đủ sức 'đo ván' Mỹ ở khắp nơi?

Boeing C-17 Globemaster III.

Lực lượng Dù

Theo Reporter, trong các kịch bản Mỹ đưa quân đến một khu vực để bắt đầu xung đột, Nga cần phải khẩn trương "dập lửa" bằng cách nhanh chóng chuyển quân và tiến hành tác chiến đến địa điểm cần thiết.

Để đảm bảo mục đích này, Bộ Quốc phòng Nga đã tìm cách tối đa hóa khả năng của lực lượng Vận tải Quân sự Hàng không và dựa vào Lực lượng Dù.

Không giống như Nga, Lực lượng Dù Mỹ không phải là một nhánh riêng biệt của quân đội, nhưng được coi là một trong những lực lượng hoạt động hiệu quả nhất.

Đây vốn dĩ là một đội quân nhỏ nhưng lại có tốc độ triển khai hoạt động tối đa. Sau khi nhận được lệnh, tiểu đoàn đổ bộ từ trên không của lực lượng vũ trang Mỹ sẽ được tái bố trí và triển khai tại tụ điểm hành quân trong vòng 18 giờ.

Sau khi đổ bộ, ưu tiên hàng đầu của tiểu đoàn là kiểm soát khu vực xung quanh và đảm bảo cho sự xuất hiện của các lực lượng bổ sung. Mọi thứ cần thiết đều thể được thả xuống bằng dù, bao gồm súng phóng lựu hạng nặng tự động Mk 19, tên lửa chống tăng TOW và xe chiến đấu bộ binh Bradley M2.

Các vũ khí hạng nặng hơn có thể kể đến như lựu pháo 155 mm M777, có thể dễ dàng chuyển bằng trực thăng. Hệ thống pháo binh cơ động M142 cũng thuộc biên chế của lính dù Mỹ, được vận chuyển bằng máy bay vận tải hạng nặng C-130 Hercules.

Nhưng để tối đa hóa hoạt động hiệu quả của Lực lượng Dù, điều tối quan trọng là phải có đủ số lượng máy bay vận chuyển của Vận tải Quân sự Hàng không. Chúng bao gồm máy bay C-130 Hercules - phương tiện vận tải quân sự phổ biến nhất trên thế giới và máy bay Boeing C-17 Globemaster III.

Boeing C-17 Globemaster III được sử dụng cho mục đích vận chuyển các thiết bị quân sự để thả hàng hóa. Globemaster III đang phục vụ cho Mỹ, NATO và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, vào năm 2015, Boeing đã quyết định ngừng sản xuất mẫu này.

Còn đối với Nga, hoạt động trên được cho là có một chút khác biệt. Lực lượng Dù Nga là một nhánh độc lập của lực lượng vũ trang được thiết kế để giải quyết một loạt các nhiệm vụ.

Trong số đó có thể kể đến như: Đổ bộ sau phòng tuyến của kẻ thù và phá vỡ khả năng kiểm soát của quân đội, hậu phương và thông tin liên lạc của đối thủ, phá vỡ kế hoạch tiến công và triển khai lực lượng dự bị, phá hủy các yếu tố trên mặt đất của các loại vũ khí chính xác cao, chống lại hoạt động đổ bộ và tiêu diệt của quân địch, che đậy hai bên sườn và các hướng, kìm chân địch đột phá, v.v…

100 máy bay mới

Tiêu điểm - Chỉ cần 100 chiếc máy bay 'đời cổ', Nga đủ sức 'đo ván' Mỹ ở khắp nơi? (Hình 2).

Il-76.

Về cốt lõi, Lực lượng Dù là một lực lượng quân sự tinh nhuệ thực sự có thể được sử dụng hiệu quả như một lực lượng phản ứng nhanh. Lực lượng Dù có thể được đưa đến địa điểm tập kết quân bằng cả nhảy dù và đổ bộ.

Hàng không quân sự của Nga được đại diện bởi các mẫu máy bay như An-26 hạng nhẹ, An-12 hạng trung, Il-76 hạng nặng và hạng siêu nặng An-124 Ruslan.

Nhưng hiện tại Nga chỉ có 16 chiếc ở trên và "ngựa ô" chính trong hạng mục hạng nặng là Il-76 từ thời Liên Xô cũ. Vào thời kỳ đỉnh cao, nó được coi là một chiếc máy bay đầy hiệu quả khi có thể cung cấp tới 4 đơn vị xe bọc thép nhảy dù hoặc hạ cánh, nhưng bây giờ nó thua kém khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trẻ hơn.

Ngoài ra, một vấn đề lớn là việc sản xuất máy bay này vẫn còn phụ thuộc ở Uzbekistan. Trong những năm qua, Il-76 đã có nhiều phiên bản sửa đổi cho nhiều mục đích thử nghiệm, huấn luyện, y tế, gây nhiễu, đài chỉ huy không quân chiến lược, tiếp dầu, thích nghi để hoạt động ở Bắc Cực và Nam Cực, v.v…

Các phiên bản phù hợp nhất cho vận tải quân sự là các phiên bản Il-76MD-M và Il-76MD-90A. Kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga là phát triển hàng trăm chiếc Il-76 cũ lên ngang hàng với Il-76MD-M, kéo dài thời gian hoạt động thêm ít nhất 15 năm nữa.

Nhờ những thay đổi được giới thiệu, các đặc tính hoạt động của loại máy bay này đã được cải thiện đáng kể. Một hệ thống kính ngắm quang điện tử mới được lắp đặt, trang bị tất cả các hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động, bẫy nhiệt. "Ngựa ô" cũ vẫn sẽ "cày". Nhưng quân đội Nga đang đặt hy vọng chính vào Il-76MD-90A.

Đây không chỉ là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa sâu rộng chiếc Il-76 mà còn gần như đang được chế tạo lại từ đầu. Bên ngoài, máy bay vận tải tương tự như phiên bản tiền nhiệm, nhưng trong quá trình sản xuất, nó đã sử dụng vật liệu hiện đại, hệ thống điện tử hàng không, động cơ mạnh hơn đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường mới nhất.

Nguyên bản máy bay có khả năng phục vụ trong 30 năm và có thể được mở rộng hơn nữa khi hiện đại hóa. Máy bay được cải tiến vẫn giữ được những ưu điểm của nguyên mẫu, giúp nó có thể hoạt động trên đường băng không trải nhựa, bay ở vùng cao và dải nhiệt độ rộng nhất, từ vùng cực lạnh đến vùng nhiệt đới nóng.

Một máy bay vận tải hạng nặng có thể chuyên chở 60 tấn, bao gồm 125 lính dù hoặc 225 nhân viên quân sự, cũng như toàn bộ danh sách thiết bị quân sự mà Lực lượng Dù sử dụng, như thiết giáp chở quân.

Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua tới 90 chiếc Il-2030MD-76A, cũng như nâng cấp số lượng "cựu binh" tương tự lên cấp độ Il-76MD-M. Với số máy bay này, khả năng của Lực lượng Dù và Vận tải Quân sự Hàng không sẽ tăng lên đáng kể, quân đội Nga sẽ trở nên cơ động hơn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.