Làm

Làm "visa" cho thú cưng xuất cảnh du lịch

Thứ 4, 16/01/2013 | 11:11
0
Nhiều người không ngại ngần móc hầu bao, chi cho những thủ tục vận chuyển thú cưng xuất ngoại với mức giá "khủng".

Tất tả làm "visa" cho thú

Tham khảo các phòng khám thú y, hầu như ở đâu, chúng tôi cũng thấy dịch vụ vận chuyển thú nuôi được nằm trong những danh mục dịch vụ VIP. Theo những cơ sở kinh doanh các dịch vụ chăm sóc thú cưng, đây là một trong những dịch vụ đắt tiền bởi để mang vật nuôi theo các chuyến xuất ngoại dài ngày, nhiều người thường lựa chọn giải pháp vận chuyển bằng đường hàng không nên chi phí  khá cao. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển chỉ là một phần mà các khâu "chạy" thủ tục theo đúng quy định vận chuyển của các hãng hàng không. Nó khá "nặng đô" và mất thời gian.

"Mục sở thị" phòng khám tại gia của bác sỹ Võ Văn Hải (ngõ 462, đường Bưởi, Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước quang cảnh một bệnh viện mini dành cho chó, mèo được thiết kế khá quy củ. Bác sỹ Hải cho biết, nghề bác sỹ thú y có phần  đặc biệt bởi cũng là khám chữa bệnh nhưng thời gian đi lại, di chuyển nhiều hơn là thời gian làm việc tại phòng khám. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, bác sỹ Hải vui vẻ cắt nghĩa: "Hầu như "bệnh nhân" đều là những loại vật nuôi đắt tiền, chủ nhân lại là những người có điều kiện nên sẵn sàng chi phí cho bác sỹ đến tận nhà để thăm khám". Khi câu chuyện đã trở nên cởi mở hơn, bác sỹ Hải cho biết, hiện nay chi phí đắt đỏ nhất phải kể đến dịch vụ làm thủ tục vận chuyển xuất cảnh cho vật nuôi đi cùng thân chủ một cách an toàn. "Dịch vụ này chúng tôi thường gọi vui là làm "visa" cho thú cưng xuất ngoại", anh Hải hài hước nói.

Xã hội - Làm 'visa' cho thú cưng xuất cảnh du lịch

Mẫu giấy chứng nhận sức khỏe cho vật nuôi trước khi xuất cảnh

Cho thú cưng đi du lịch trong nước, thủ tục đỡ rườm rà hơn xuất cảnh ra nước ngoài, bởi tính chất quãng đường, có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu như khách hàng đều lựa chọn việc vận chuyển thú cưng bằng đường hàng không, dù chi phí khá cao so với vận chuyển bằng các phương tiện khác; đổi lại sẽ an toàn, nhanh chóng và đảm bảo sức khoẻ cho con vật. Tuy nhiên, không phải hãng hàng không nào cũng nhận vận chuyển động. Mặc dù được coi như hành lý nhưng loại hành lý đặc biệt cũng được các hãng có máy bay thiết kế khoang riêng dành cho động vật mới có đủ điều kiện vận chuyển. Trong khoang này có chứa oxy, có ánh sáng đảm bảo sức khoẻ cho động vật cảnh trong suốt thời gian di chuyển.

Cũng theo anh Hải, loài vật nuôi được yêu cầu vận chuyển nhiều nhất là chó, mèo. Do tính chất phức tạp cũng như trọng lượng khá lớn nên "ngốn" chi phí khá cao. "Ví dụ, một chú cún nặng 8kg - 10kg, riêng cước vận chuyển đã rơi vào khoảng từ 110 USD - 239 USD (tính ra tiền Việt là từ 2,2 - 5 triệu đồng) khi chuyển sang các nước châu Á như Nhật Bản, Singapore… Nếu xuất sang các nước châu Âu, cước còn cao hơn nhiều lần nữa", anh Hải cho biết. Ngoài ra, những loài động vật gần gũi khác như nhím cảnh, gà cảnh, chuột hamster, chim... đơn giản hơn nên giá thành vận chuyển "mềm" hơn.

Liên hệ với anh Vũ Long (Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội) là người làm các dịch vụ vận chuyển vật nuôi lâu năm, được anh cho biết: "Đối với những quãng đường nội địa ngắn, chúng tôi khuyên chủ nhân nên vận chuyển bằng đường sắt sau khi được bác sỹ tư vấn về sức khỏe cho vật nuôi. Giá cước vận chuyển những loại động vật quen thuộc như chó, mèo... dao động 150.000 - 800.000 đồng/con. Nếu loại vật nhỏ như chuột hamster, nhím cảnh, gà cảnh... thì tính theo lồng, mỗi lồng có thể cho nhiều con, giá 150.000 - 300.000 đồng/lồng.

Xã hội - Làm 'visa' cho thú cưng xuất cảnh du lịch (Hình 2).

Bác sỹ Hải khám sức khỏe cho mèo trước khi xuất cảnh

Những chiêu "đối phó" với thủ tục

Cũng theo anh Hải, các thủ tục cho việc xuất cảnh thú nuôi ra nước ngoài vô cùng rườm rà như việc xuất trình những giấy tờ kiểm dịch tại các cơ quan kiểm dịch động vật của cục Thú y Việt Nam: Tờ khai làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sổ khám sức khoẻ chó, mèo (trong đó phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục: Bác sỹ thú ý phải ký và ghi rõ các thông tin về họ tên, ngày tiêm...). Đăc biệt, với loài chó thì phải được tiêm chủng bệnh dại trước 30 ngày và hạn còn dưới 12 tháng cho tới ngày xuất...

Để hoàn thiện thủ tục xuất cảnh cho vật nuôi, đòi hỏi người làm dịch vụ phải nắm rõ quy định xuất, nhập cảnh của từng nước. Một số nước như: Anh, Úc..., việc nhập chó, mèo phải tuân thủ quy định riêng về cách ly kiểm dịch. Theo anh Hải, giá cước vận chuyển sang các nước châu Âu khá cao, chưa kể đến việc một số nước khối EU còn yêu cầu xét nghiệm huyết thanh của chó, mèo để xác định nồng độ kháng thể miễn dịch chống bệnh dại phải đạt tiêu chuẩn từ 0,5 UI/1ml huyết thanh trở lên mới được phép nhập vào nước họ. Theo đó, việc thăm khám cho vật nuôi phải kỹ càng, không thể làm đối phó.

Hầu như các hãng hàng không đều không có dụng cụ vận chuyển động vật cảnh nên mình phải kiêm luôn cả việc chuẩn bị lồng hoặc chuồng vận chuyển riêng cho động vật theo đúng yêu cầu của hãng hàng không. Nhiều trường hợp khách đến đặt dịch vụ mang theo con vật nuôi lại to quá khổ, mình lại phải chạy đôn chạy đáo tìm đến nơi đặt lồng vận chuyển phải được làm bằng sắt và có khoá để vật nuôi không bị sổng ra ngoài, nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trong chuyến bay. Ngoài ra, đáy chuồng, lồng phải kín, bên trong lót vải chống thấm nước phòng khi con vật tiểu tiện.

Chia sẻ về công việc đặc biệt của mình, anh Vũ Long tâm sự: "Vì phải trải qua rất nhiều thủ tục rườm rà nên chỉ đến khi đưa khách hàng đặc biệt yên vị trên máy bay, mình mới thở phào nhẹ nhõm. Nhiều người đưa thú cưng ra sân bay đã không ngần ngại gọi ngay taxi để chở. Tuy nhiên, nhiều xe quan niệm chở chó, mèo dễ gặp xúi quẩy nên nhất định không chịu chở. Vì thế, chúng tôi lại phải kiêm luôn dịch vụ vận chuyển bằng... xe máy".

Theo quy định, những chú chó mèo này cũng chỉ được coi là hành lý ký gửi, người gửi phải có đủ giấy chứng nhận tiêm chủng, sức khỏe cũng như phải chuẩn bị đủ thức ăn, nước uống cho thú cưng của mình trong cả quãng đường. Trước khi làm thủ tục cho những con thú cưng, anh Long đều yêu cầu chủ cho mình làm quen với con vật trong thời gian vài ngày để có những biện pháp thử phản ứng của con vật trước điều kiện môi trường thay đổi. Do đặc điểm vận chuyển đường xa nên điều kiện sức khỏe rất quan trọng. Thức ăn dành cho chúng trong thời gian vận chuyển cũng nên tránh đồ ăn nhiều nước để hạn chế phần nào việc tiểu tiện của vật nuôi.

"Đối với nhiều vật nuôi "khó tính", khả năng thích nghi với môi trường kém sẽ được trợ giúp bằng thuốc an thần hay quây vải kín quanh lồng trước khi xuất cảnh. Biện pháp này nhằm tránh trường hợp vật nuôi khi thấy môi trường lạ trở nên sợ hãi dẫn đến những hành động tiêu cực hay chim hoảng loạng rất dễ đâm đầu vào lồng...", anh Long cho biết.

Nói rồi, anh ngậm ngùi kể về một kỷ niệm về một khách hàng đặt mua một chú chó béc-giê rất đẹp ở Trung Quốc,  nhờ anh liên hệ làm hộ thủ tục đưa về Việt Nam. Do thời gian quá gấp mà chú chó này lại chưa có giấy tờ chứng nhận tiêm chủng và sức khỏe theo kèm nên việc xuất cảnh bị ngưng trệ. Nóng lòng muốn đưa chú chó về sớm nên vị khách hàng đó đã tìm đủ mọi cách để chú chó được vận chuyển về bằng đường tàu hỏa. Tuy nhiên, do là thứ hàng ký gửi "lậu", chú chó được xếp cùng với toa hành lý chật chội còn nhân viên thì cũng quên bẵng đi việc chăm sóc cho vị khách đặc biệt này. Hậu quả là, khi tàu về đến ga Hà Nội, anh lại kiêm luôn nhiệm vụ đưa chó từ ga về nhà gia chủ. Nhìn chú chó mấy ngày bị bỏ đói sọp hẳn đi, mắt lờ đờ, chân đi không vững…, anh cũng thấy cay cay sống mũi. "Hóa ra đôi khi cưng vật nuôi quá cũng phản tác dụng…", anh Long nói.

Chuẩn bị sức khoẻ cho thú cưng trước khi xuất cảnh

Theo một nhân viên làm việc trực tiếp trong ngành hàng không, Việc chăm sóc vật nuôi trong suốt cuộc hành trình thường không được chú trọng, thậm chí rất ít hãng hàng không cho phép chủ nhân gặp thú cưng trong suốt hành trình bay nên chủ nhân cần lưu ý chuẩn bị kĩ sức khỏe cho thú cưng trước khi lên đường...   

Linh Nhi

Trời lạnh, "hốt bạc" nhờ dịch vụ "giữ ấm" thú cưng

Thứ 6, 11/01/2013 | 08:21
Đối với nhiều gia đình, những con vật nuôi đã thân thiết như những thành viên thực thụ nên việc nuôi nấng, chăm sóc chúng cũng được chú trọng. Lo sợ thời tiết chuyển rét đậm ảnh hưởng đến sức khỏe của các "cục cưng", nhiều chủ nuôi nhao nhác săn lùng các phụ kiện "giữ ấm". Theo đó, các bệnh viện chăm sóc chó mèo, đặc trị bệnh do "trái nắng trở trời" cũng bất ngờ đắt khách, khiến người kinh doanh dịch vụ hỉ hả thu tiền...

Thu nhập khủng nhờ làm ô sin cho thú cưng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Nguoiduatin.vn) Tiền công cho 3 ngày làm việc lên đến 700 nghìn đồng. Nghe có vẻ "lạ đời", nhưng nghề ô sin thú cưng đang được ưa chuộng tại Sài Gòn cũng như một số đô thị lớn.

Thú cưng nhà giàu ăn đồ ngoại, xài hàng hiệu

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Được sống trong những gia đình giàu có, nhiều chú chó, mèo được chủ cưng chiều bằng cách sắm cho toàn đồ hàng hiệu

Thú cưng cũng đi... nhập ngũ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Rất chuyên nghiệp và tuân thủ đúng luật lệ nghiêm khắc của quân đội đấy nhé!