Chia sẻ kinh nghiệm chọn trường ĐH của giảng viên và học sinh ở Mỹ  

Chia sẻ kinh nghiệm chọn trường ĐH của giảng viên và học sinh ở Mỹ  

Nguyễn Quốc Hưng
Thứ 6, 19/07/2019 | 07:12
0
Cả nước đang vào mùa xét tuyển đại học sau khi bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức công bố kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Có lẽ vẫn còn không ít thí sinh băn khoăn trước lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Cùng báo điện tử Người Đưa Tin tham khảo kinh nghiệm này từ giảng viên và học sinh Mỹ.

Học sinh tự chọn trường, không phải bố mẹ

Bà Nguyễn Nguyệt Cầm là giảng viên đến từ khoa Nam Á và Đông Nam Á học - đại học California tại Berkeley - UC Berkeley, bang California, Hoa Kỳ, chia sẻ rằng ở Mỹ, học sinh trải qua một quá trình sàng lọc để chọn ngôi trường ĐH khá kỹ lưỡng.

Quá trình này thậm chí còn kéo dài đến hết 2 năm đầu ĐH. “Nhiều trường đại học ở Mỹ trong hai năm đầu sinh viên chưa phải chọn chuyên ngành, thậm chí nhiều sinh viên chưa nghĩ học chuyên ngành gì” – bà Nguyệt Cầm nói.

Vị giảng viên Mỹ gốc Việt còn cho hay, có hiện tượng là thay vì xin vào những trường học lớn ngay từ đầu, nhiều sinh viên (trong đó có học sinh Việt Nam) chọn học Đại học cộng đồng (giống chương trình 2 năm đại cương của Việt Nam), sau đó mới xin chuyển sang một đại học lớn (tiếng Anh là tranfer).

Tất cả các trường đại học lớn ở Mỹ hàng năm đều có chỉ tiêu tuyển sinh từ Đại học Cộng đồng. Và thường sinh viên biết rõ chuyên ngành mình chọn là gì.

Giáo dục - Chia sẻ kinh nghiệm chọn trường ĐH của giảng viên và học sinh ở Mỹ  

Học sinh ở Mỹ được tư vấn rất kỹ trước khi ra quyết định chọn trường đại học

Chia sẻ kinh nghiệm chọn trường ĐH của chính bản thân mình, Isaac Zinoman (học sinh lớp 11 trường Head-Royce ở thành phố Oakland, bang California) chia sẻ rằng cậu đã trải qua một quá trình khá “phức tạp” để chọn sẽ học trường ĐH nào.

Theo Isaac, ở ngôi trường phổ thông nơi cậu đang theo học có rất nhiều hoạt động tư vấn chọn trường ĐH, có một ban - trong đó có những cố vấn để làm việc này.

Một lớp học có khoảng 90 học sinh thì có 3 cố vấn, mỗi cố vấn làm việc với 30 học sinh. Và từ khi học sinh học lớp 11, cố vấn đã bắt đầu trao đổi với học sinh và gia đình để đưa ra gợi ý những trường ĐH nào là khả thi đối với học sinh, dựa trên điểm thi ACT (American College Testing - kỳ thi chuẩn hoá đầu vào ĐH Mỹ của học sinh phổ thông, bao gồm Toán, Văn và bài luận), bảng điểm và các hoạt động xã hội ngoại khóa của học sinh.

Chuẩn bị bước vào lớp 12, dưới sự hỗ trợ của cố vấn, hiện Isaac đã khoanh vùng 9 trường để tiếp tục lựa chọn trong tương lai. Cậu cho biết mình đang quan tâm đến 4 lĩnh vực là Văn chương, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường,Âm nhạc và quyết định sẽ lựa chọn ra một công việc thật sự yêu thích và phù hợp sau 2 năm đầu ở đại học. Bố mẹ chỉ cho ý kiến tham khảo chứ hoàn toàn không tác động vào quyết định của cậu.

Trường ĐH ở Mỹ coi trọng hoạt động ngoại khóa và hoạt động vì cộng đồng

Chia sẻ về cách thức thi tuyển và xét tuyển ĐH ở Mỹ đối với học sinh phổ thông, bà Nguyệt Cầm cho hay, mỗi trường ĐH Mỹ có cách thức tuyển chọn sinh viên với tiêu chí khác nhau nhưng cũng có vài điều được coi là chuẩn chung.  

Thứ nhất là thành tích học tập ở trường phổ thông; Thứ hai là điểm thi ACT; Thứ 3 là thư giới thiệu của các thầy cô giáo.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tiêu chí khác mà có lẽ tuyển sinh ở Việt Nam không có, ví dụ như hoạt động ngoại khóa: Thể thao, Văn hóa, Âm nhạc… và các hoạt động xã hội.

Cụ thể, các bạn học sinh lớp của Isaac mỗi năm được yêu cầu tối thiểu phải tham gia phục vụ cộng đồng 20 tiếng, có thể đọc sách cho người già hay là nấu cơm cho người vô gia cư, tham gia xây nhà cho những người neo đơn… Các hoạt động xã hội đó là rất cần thiết khi nộp đơn tuyển sinh vào Đại học.

Các trường đại học ở Mỹ luôn đề cao các hoạt động xã hội và coi đó là một tiêu chí để xét tuyển ĐH. Ngoài ra, họ cũng coi trọng hoạt động ngoại khóa của học sinh, bên cạnh kết quả học tập ở trường. Một số học sinh có thể có thành tích học tập chưa tốt nhưng nếu thành tích thể thao rất tốt thì vẫn có khả năng được nhận vào nhiều trường đại học “xịn”.

Đáng lưu ý, các trường đại học ở Mỹ theo dõi cả quá trình hoạt động ngoại khóa của học sinh, trong đó họ quan tâm học sinh thực sự say mê cái gì.

“Ví dụ bạn rất say mê đánh cờ và 10 năm bạn chơi đánh cờ thì họ coi đó là ưu điểm của bạn cho dù thành tích đánh cờ của bạn chưa cao lắm. Ngược lại, nếu để họ thấy trong một thời gian mà bạn trải quá nhiều môn khác nhau thì họ sẽ thấy tính chất không chuyên và coi đó là một điểm bất lợi của bạn” – bà Nguyệt Cầm nói.

Kinh nghiệm không cần học đại học, lựa chọn học nghề vẫn “có giá”

Thứ 4, 17/07/2019 | 09:00
Nếu không đủ điểm trúng tuyển vào trường đại học thì việc lựa chọn học nghề cũng là một lựa chọn không tồi.

Điểm chuẩn dự kiến và 7 chương trình mới bằng tiếng Anh tại đại học Kinh tế Quốc dân

Thứ 3, 16/07/2019 | 13:02
Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên ở khu vực phía Bắc đưa ra dự kiến xu thế điểm chuẩn sau khi bộ GD&ĐT công bố kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Năm nay, trường tuyển sinh thêm 7 ngành mới bằng tiếng Anh, mỗi ngành 50 chỉ tiêu.

Nếu bị rớt đại học, điều bạn sợ hãi nhất là gì?

Thứ 2, 08/07/2019 | 09:00
Ai đã từng rớt đại học mới hiểu được cái cảm giác rớt đại học nó khủng khiếp như thế nào…
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.