Chiến sự Syria: Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xung đột hay “đường ai nấy đi” khi căng thẳng leo thang ở Idlib?

Chiến sự Syria: Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xung đột hay “đường ai nấy đi” khi căng thẳng leo thang ở Idlib?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 7, 29/02/2020 19:03

Nga không ngạc nhiên trước những động thái mới đây của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, động thái cho thấy Ankara không hướng đến cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga mà chỉ tiến hành tấn công quân đội Syria. Tuy nhiên, Ankara vẫn tìm cách trói tay Nga vào Syria qua bài toán chính trị nơi đây.

Tổng thống Nga Putin hôm qua đã chia sẻ trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan về những quan ngại khi tình hình căng thẳng ở Idlib leo thang. Ngày trước đó, các cuộc không kích từ quân đội Syria dưới sự hậu thuẫn của Nga  đã gây thiệt mạng hơn 30 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời làm bị thương hơn 70 người.

“Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về tình hình ở Idlib. Mối lo ngại lớn nhất khi leo thang căng thẳng ở Idlib là sự tổn hại về người, vật chất trong đó có liên quan đến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa hai bộ quốc phòng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cũng được nhấn mạnh”, thông cáo từ điện Kremlin có đoạn.

Thông cáo cũng cho biết: “Cả hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai thêm các biện pháp nhằm bình thường hóa tình hình ở Tây Bắc Syria. Các bên đều đồng nhất việc tăng cường công tác tham vấn, thông tin và bày tỏ khả năng tổ chức cuộc họp cấp cao trong tương lai gần”.

“Cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế được nhấn mạnh và coi là vấn đề cần ưu tiên”, thông cáo có đoạn.

Tiêu điểm -  Chiến sự Syria: Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xung đột hay “đường ai nấy đi” khi căng thẳng leo thang ở Idlib?

Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: “Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trong các nhóm khủng bố có thể đã trúng hỏa lực của quân đội Syria vào ngày 27/2 ở thị trấn Behun".

Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố rằng họ thường xuyên liên lạc với các đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ, thường xuyên yêu cầu và nhận thông tin về nơi đóng quân của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow khẳng định, theo dữ liệu của Ankara, không có binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ nào ở gần Behun khi quân đội Syria triển khai tấn công những kẻ khủng bố.

Đầu ngày hôm qua, hai tàu chiến Nga được trang bị tên lửa hành trình đã xuất phát từ Sevastopol, Crimea đi qua eo biển Bosporus ở Istanbul đến vùng biển Địa Trung Hải.

Đáp trả các cuộc tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tấn công quân sự vào các vị trí của Syria. Đồng thời, Ankara cũng mở cửa biên giới cho những người tị nạn vào châu Âu, với mục tiêu gây áp lực cho người châu Âu khắc nghiệt hơn với Nga và Syria.

Quyết định của ông Erdogan đã khiến Hy Lạp nổi giận, bởi đây là nơi chịu ảnh hưởng lớn từ dòng người di cư. Ankara đồng thời cũng kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của NATO về tình hình Syria.

Chúng tôi cũng kêu gọi Nga và chính quyền Syria ngăn chặn các cuộc tấn công, Tổng thống ký NATO Jens Stoltenberg cho biết.

Moscow không ngạc nhiên trước những động thái này, động thái cho thấy Ankara không hướng đến đến cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, chỉ tiến hành tấn công quân đội Syria chứ không phải lực lượng Nga. Tuy nhiên, Ankara vẫn tìm cách trói tay Nga vào Syria qua bài toán chính trị nơi đây.

Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí quân sự Arsenal Otechestva cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra.

Theo ông, đây có thể không phải là cuộc chiến nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sẽ đặt ra lằn ranh đỏ cho mối quan hệ Nga – Thổ.

Những phản ứng thời gian qua của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho Nga thấy bản chất của vấn đề và việc Ankara không sẵn lòng thực hiện cam kết của thỏa thuận Sochi năm 2018 giữa ông Putin và ông Erdogan, không ngăn phiến quân ngừng hoạt động tại các đường cao tốc M4, M5.

Có thể một cuộc tấn công quân sự lớn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Syria và mọi thứ vượt xa khỏi tầm kiểm soát. Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự ở khu vực là rất cao, Đại tá Mikhail Khodarenok viết.

Đại tá Mikhail Khodarenok tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có sức mạnh quân sự để đánh bại quân đội Syria trong vài ngày. Và kết quả cuối cùng trong cuộc chiến này sẽ được phân định bởi các cường quốc Nga, Mỹ và các nước NATO.

Tuy nhiên, theo ông, Moscow không nên lựa chọn can thiệp vào vấn đề ở đây.

Cả Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đều trở nên không hài lòng về nhau thời gian gần đây nhưng cả hai vẫn cần nhau không chỉ ở Syria. Hai nước cần sự hợp tác và có chung nhiều ích lợi từ thương mại, nguồn cung cấp dầu mỏ, hay Ankara cũng cần hệ thống phòng thủ S-400.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.