Chính phủ ban hành Nghị quyết về phòng chống dịch Covid-19

Chính phủ ban hành Nghị quyết về phòng chống dịch Covid-19

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 10/08/2021 | 15:36
0
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”, đây là một trong nhiều nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 86.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết nêu rõ, dịch bệnh Covid-19  với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường.

Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 

Căn cứ Quyết định số 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) chủ động quyết định và chỉ đạo cấp dưới áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn; trong đó cần đặc biệt lưu ý trong lãnh đạo, chỉ đạo:

Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh. Bám sát thực tiễn với tinh thần “hiệu quả trên hết” phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng, hoàn thiện, điều chỉnh ngay bảo đảm sát với diễn biến tình hình theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi dịch đi qua; cấp trên phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra   cấp dưới, rà soát các khâu, các điều kiện, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

Các địa phương căn cứ vào các quy định chung của Trung ương, chủ động ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo công tác phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời giữa các ngành, các địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp.

Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Sự kiện - Chính phủ ban hành Nghị quyết về phòng chống dịch Covid-19

Căn cứ tình hình dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết (Ảnh: Hữu Thắng).

Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như: Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; thực hiện biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng.

Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an địa phương tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền và làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ này.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Về công tác y tế

Chính phủ giao bộ Y tế bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn. Văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra và dễ đánh giá; phải nêu rõ những điểm bắt buộc thực hiện (cứng) và những điểm có tính nguyên tắc để trên cơ sở đó các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm và vận dụng sáng tạo.

Về xét nghiệm

Bộ Y tế cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí. Hướng dẫn, khuyến nghị, khuyến cáo về các thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm để các địa phương chủ động mua sắm. Bộ Y tế tổ chức mua sắm tập trung các vật tư, thiết bị cần thiết trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường giám sát, chấn chỉnh ngay những nơi tổ chức không khoa học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa không ngăn được dịch lây lan, vừa lãng phí.

Các địa phương chỉ đạo xét nghiệm “thần tốc” các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn nhằm phát hiện F0 nhanh nhất phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay; phải kiểm soát, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F0 nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng. Đối với các địa bàn có mức độ lây lan rộng, sâu như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận cần thực hiện đồng bộ trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tuyệt đối không để lây lan sang các địa bàn khác.

Về sàng lọc, phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân Covid-19:

Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn; các địa phương, bộ ngành chỉ đạo cơ quan y tế, cơ sở y tế thuộc thẩm quyền tổ chức sàng lọc, phân loại người nhiễm theo tình trạng, diễn biến bệnh lý để có biện pháp theo dõi, chăm sóc, điều trị phù hợp, hiệu quả, bảo đảm giảm tỷ lệ người nhiễm có triệu chứng, tỷ lệ chuyển bệnh nặng hơn ở tất cả các tầng, các lớp điều trị.

Đặc biệt, chú trọng việc quản lý, chăm sóc người bị nhiễm chưa có triệu chứng; việc chủ động chuẩn bị ô xy y tế (nhất là hệ thống ô xy tập trung) ở các tầng điều trị. Điều phối phù hợp, tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị để cứu chữa giảm bệnh nhân nặng, nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong. Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn. Bảo đảm hệ thống thường trực cấp cứu, xe cứu thương, ô xy y tế, máy thở và các trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ phòng, chống   dịch bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh.

Về vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19

Sự kiện - Chính phủ ban hành Nghị quyết về phòng chống dịch Covid-19 (Hình 2).

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức tiêm vắc-xin.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vắc-xin” bằng mọi biện pháp; thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu vắc-xin để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng;

Căn cứ chỉ đạo, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia, bộ Y tế kịp thời phân bổ vắc-xin cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh đối với từng địa phương và công khai việc phân bổ. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng bộ Y tế báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ Y tế điều chỉnh việc phân bổ. Trên cơ sở hướng dẫn của bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ưu tiên các đối tượng tiêm vắc-xin phù hợp, hiệu quả với tình hình dịch bệnh;

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức tiêm vắc-xin, bảo đảm tiến độ nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng nơi; huy động mọi lực lượng y tế công lập, tư nhân và các lực lượng hỗ trợ khác triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin trên toàn quốc, nhất là tại các địa phương có nhiều ca nhiễm. Tăng cường tìm kiếm và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19. Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm định, cấp phép, bảo quản và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin miễn phí cho người dân.

Nghị quyết cũng yêu cầu một số Bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức thử lâm sàng cùng với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc-xin, cấp phép sử dụng có điều kiện, sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19 và trang thiết bị, vật tư y tế trong nước để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nhanh nhất, sớm nhất và với giá thấp nhất có thể.

Nghị quyết cũng yêu cầu bộ Y tế xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, để bố trí kinh phí mua sắm, dự trữ, tổ chức lực lượng phù hợp, hiệu quả, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III năm nay. Căn cứ yêu cầu thực tế phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, UBND cấp tỉnh xây dựng các kịch bản ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kịch bản, phương án của địa phương mình để phê duyệt, chủ động thực hiện việc thành lập, xây dựng cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; dự trữ, bố trí nguồn lực và tổ chức lực lượng.

Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương huy động hệ thống y tế công lập, tư nhân và các nguồn lực xã hội để kịp thời phối hợp trong triển khai công tác dự phòng, điều trị, tiêm vaccine, đầu tư cơ sở vật chất và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định.

Về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch, Chính phủ cũng có các yêu cầu cụ thể về bảo đảm an ninh, trật tự; về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, về các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội; về thông tin, truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin; về ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cơ sở điều trị người bệnh; về tổ chức, nhân lực; về tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch...

Đồng thời, Nghị quyết cũng đưa ra các cơ chế, chính sách đặc thù trong việc cấp giấy đăng ký lưu hành và thông quan thuốc, vắc-xin phòng Covid-19 ; việc quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 và về thủ tục rút gọn đối với việc áp dụng thí điểm kỹ thuật, thuốc trong chẩn đoán, điều trị Covid-19 ; cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn chi tiết về cơ chế, các hình thức mua sắm, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 .

Một nội dung quan trọng được nêu chi tiết trong nghị quyết là việc Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết này. Nghị quyết nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, công tác phòng, chống dịch là chưa có tiền lệ.

Trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành, địa phương cần bám sát thực tiễn, kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, gửi bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cũng tại nghin quyết này, Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước tiếp tục chung tay, góp sức, tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để sớm kiểm soát tình hình, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 , bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022.

Sau 4 tuần, khi vắc-xin có tác dụng, kỳ vọng tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM chuyển biến tích cực

Thứ 3, 10/08/2021 | 13:57
"Chúng tôi kỳ vọng sau 4 tuần, khi vắc-xin có tác dụng sẽ ghi nhận chuyển biến tích cực hơn đối với tình hình dịch bệnh Covid-19”, Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM nói.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần, cho con bú được tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 3, 10/08/2021 | 14:05
Bộ Y tế ban hành quy định mới, nới lỏng hơn các điều kiện được tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19.

Lái xe "luồng xanh" giấu 4 người chưa xét nghiệm COVID-19 trên ghế sau để tìm cách vào Hà Nội

Thứ 3, 10/08/2021 | 11:53
Một tài xế 8X lợi dụng xe có giấy ưu tiên "luồng xanh" chở 4 người không có giấy xét nghiệm COVID-19 qua chốt kiểm soát để vào Hà Nội.
Cùng tác giả

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.
Cùng chuyên mục

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.
     
Nổi bật trong ngày

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng Lễ hội đền Hùng

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:52
Hàng vạn người dân đổ về Công viên Văn Lang (Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để chứng kiến màn bắn pháo hoa chào mừng Lễ hội đền Hùng 2024.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.