Chính sách đặc thù phục hồi ngành hàng không sau đại dịch

Chính sách đặc thù phục hồi ngành hàng không sau đại dịch

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 14/10/2022 | 08:45
0
Ngành hàng không Việt đã có sự trở lại đáng kể tuy nhiên tiến trình phục hồi và phát triển vẫn còn nhiều thách thức, nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Phục hồi nhưng chưa đồng đều

Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng vận chuyển hành khách của các hãng bay Việt Nam đạt 37 triệu khách. Với con số này thì dù tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn giảm 10,8% so với cùng kỳ 2019.

Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao cùng với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sử dụng đường hàng không tiếp tục tăng mạnh là bước tạo đà cho ngành hàng không bắt nhịp tăng trưởng.

Tuy nhiên, ngành hàng không vẫn còn bộn bề khó khăn nhất là mảng quốc tế. Theo đó, trong khi thị trường nội địa Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng những thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng là 123% so với cùng kỳ năm 2019 thì việc khôi phục đường bay quốc tế vẫn gặp khó do một số thị trường trọng điểm mở cửa còn hạn chế và điều kiện xuất nhập cảnh rất nghiêm ngặt.

Các hãng hàng không Việt Nam đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, trong khi lượng khách du lịch còn rất hạn chế.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách đặc thù phục hồi ngành hàng không sau đại dịch

Thị trường hàng không quốc tế chưa phục hồi được như kỳ vọng (Ảnh: Hữu Thắng).

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đặng Anh Tuấn - Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines cũng cho hay nửa đầu năm 2022, mặc dù hoạt động vận tải hành khách nội địa phục hồi mạnh thậm chí vượt sản lượng cùng kỳ 2019, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của hãng này vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo đó, thị trường quốc tế vốn chiếm 65% doanh thu của Vietnam Airlines trước khi dịch bệnh xảy ra) vẫn phục hồi chậm, mới đạt 11,7% so với cùng kỳ 2019; tình trạng thừa tải và giá vé bình quân thấp tại thị trường nội địa; chi phí đầu vào đặc biệt là giá nhiên liệu tăng cao đột biến trong khi giá vé chưa thể tăng tương ứng với mức tăng nhiên liệu, mức giá vé trần nội địa chưa được điều chỉnh, các hãng hàng không chưa được phụ thu nhiên liệu trên các chặng bay nội địa, việc thu phụ thu xăng dầu trên mạng đường bay quốc tế mới chỉ bù đắp được một phần nhỏ chi phí nhiên liệu tăng cao.

Cũng chia sẻ sự khó khăn, ông Hoàng Ngọc Thạch - Giám đốc cao cấp Thương mại Bamboo Airways cho biết tỷ trọng chi phí nhiên liệu bình quân của hãng tại thời điểm tháng 12/2021 là 34% tổng chi phí khai thác một chuyến bay nhưng đến giữa năm 2022 đã tăng vọt lên mức 50%. Việc giá nhiên liệu bay tăng “phi mã” đã đẩy các hãng hàng không vào tình trạng đặc biệt khó khăn khi lợi nhuận không bù đắp được chi phí.

Bên cạnh đó, hiện nay, các hãng hàng không và doanh nghiệp cung ứng vận chuyển hành khách vẫn phải giải quyết những vấn đề bất lợi của dịch bệnh để lại, đặc biệt là sự mất cân đối của dòng tiền trong 2 năm khiến đóng băng các hoạt động.

Như mới đây phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel (đơn vị sở hữu hàng bay Vietravel Airlines) cũng thẳng thắn thừa nhận doanh nghiệp này đang chịu sức ép về tài chính rất lớn.

“Vietravel vừa phải trả nợ cũ đến hạn, vừa phải chuẩn bị vốn đầu tư mới cho tái cấu trúc doanh nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ”, ông Kỳ giãi bày.

Trong bối cảnh đó, để giảm thiểu thiệt hại, các hãng hàng không Việt đã và đang nghiên cứu, triển khai các phương án khai thác linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế để vừa có thể tiết kiệm chi phí, mặt khác giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn.

“Chúng tôi tái hoạch định và củng cố mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thị trường nội địa, mở đường bay đến các điểm đến tiềm năng, đặc biệt là đường bay ngách. Chúng tôi thuộc số ít những hãng bay vẫn mở rộng đội bay, mạng bay trong khủng hoảng. Chúng tôi đang có kế hoạch tăng cường đội máy bay lên 35 chiếc vào cuối năm 2022, 42 chiếc vào năm 2023 và 100 chiếc vào năm 2028”, ông Hoàng Ngọc Thạch cho hay.

Những “điểm nghẽn” cần khơi thông

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá nhờ nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ của Chính phủ về cơ bản đã giúp ngành hàng không Việt Nam vượt qua được thời điểm khủng hoảng nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn đến từ nguồn tài chính, dòng tiền cũng như sự chững lại của thị trường du lịch quốc tế.

Bàn về phương hướng tháo gỡ các khó khăn, ông Long cho rằng về lâu dài, Chính phủ cần ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm định hướng mở thêm các đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm.

Chính phủ cũng cần thiết lập những quy định về cạnh tranh giá dịch vụ khi mở thêm các đường bay quốc tế mới, từ đó tạo điều kiện giúp các hãng hàng không quảng bá, phát triển thương hiệu tại thị trường quốc tế một cách hiệu quả.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách đặc thù phục hồi ngành hàng không sau đại dịch (Hình 2).

Trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng vận chuyển hành khách của các hãng bay Việt Nam đạt 37 triệu khách.

Trong khi đó, Giáo sư Trần Thọ Đạt - Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các hãng hàng không Việt Nam cần chủ động có giải pháp khắc phục và thích ứng linh hoạt.

Phương án tái cơ cấu của Vietnam Airlines đã được xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhóm giải pháp như tái cơ cấu đội bay, tái cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn từ bên ngoài, phát hành trái phiếu; xây dựng các kịch bản khác nhau nhằm điều hành sản xuất kinh doanh.

Trước mắt, cần giải quyết những vướng mắc và “điểm mờ” giữa các luật, quy định để Vietnam Airlines có thể nhanh chóng thực hiện được đề án tái cơ cấu tổng thể của mình và bứt phá bởi sức mạnh nội lực, cơ hội thị trường ở phía trước là rất lớn nhưng chỉ được phát huy khi được “cởi trói”.

Ngoài ra, các giải pháp liên quan tới điều chỉnh khung giá vé, cũng như áp dụng các công nghệ mới vào công tác điều phối và vận hành bay cũng được các chuyên gia đề cập trong các diễn đàn gần đây.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách cụ thể, đặc thù nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt về mặt tài chính của các hãng bay, cũng như cần có định hướng cho ngành hàng không Việt Nam phát triển ổn định, đồng bộ và bền vững.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách đặc thù phục hồi ngành hàng không sau đại dịch (Hình 3).

Ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam.

Trao đổi với Người Đưa Tin, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam Bùi Doãn Nề đưa ra 5 kiến nghị để tạo đà phát triển ngành hàng không thời gian tới.

Cụ thể, thứ nhất, việc phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, giải quyết triệt để tắc nghẽn ở các sân bay lớn. Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng hàng không.

Thứ ba, cần thiết phải sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của ngành hàng không, kể cả xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam. Mở rộng thêm những đường bay quốc tế, tích cực triển khai các chương trình quảng bá, cải thiện hình ảnh quốc gia và thu hút khách đến Việt Nam.

Thứ năm, nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới. Tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất”.

[E] Để doanh nghiệp phát triển năng động, sáng tạo nhưng không "vượt rào"

Thứ 3, 11/10/2022 | 09:24
Để doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, điều quan trọng là các chính sách về pháp luật phải đồng bộ, toàn diện, cùng với đó là ý thức của mỗi người.

Sản lượng vận chuyển khách các hãng hàng không Việt Nam 9 tháng đầu năm và "điểm nghẽn" cần khơi thông

Chủ nhật, 25/09/2022 | 19:32
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, việc sản lượng vận chuyển hành khách ghi nhận sự sụt giảm là do thị trường vận chuyển hành không đã bước vào giai đoạn thấp điểm.
Cùng tác giả

Lợi nhuận quý I/2024 của hãng tàu cao tốc Superdong đi lùi 40%

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Quý I/2024, hãng tàu Superdong chỉ báo lãi hơn 20 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 vì doanh thu tuyến Phú Quốc sụt khi bị cạnh tranh giá.

Cảng Quy Nhơn báo lãi tăng 64% trong quý đầu năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Quý I/2024, Cảng Quy Nhơn báo lãi sau thuế đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%