Chơi trò "bên miệng hố chiến tranh" với Ukraine, Nga phơi bày "lá gan chuột nhắt” của kẻ thù

Chơi trò "bên miệng hố chiến tranh" với Ukraine, Nga phơi bày "lá gan chuột nhắt” của kẻ thù

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 16/04/2021 07:00

Trong màn căng thẳng mới với Ukraine, Tổng thống Putin dường như đang cố tình "trêu ngươi" phương Tây và ông tỏ ra thích thú với điều đó.

Tiêu điểm - Chơi trò 'bên miệng hố chiến tranh' với Ukraine, Nga phơi bày 'lá gan chuột nhắt” của kẻ thù

Mỹ đã "động tâm" trước động thái của Nga.

Bên miệng hố chiến tranh

Trong lúc hàng nghìn binh sĩ Nga được triển khai sát biên giới Ukraine, các tàu chiến của Mỹ cũng được cho là đang hướng đến Biển Đen.

Khi những tuyên bố không khoan nhượng và các động thái quân sự xung quanh Ukraine ngày càng gia tăng, các chính trị gia phương Tây bắt đầu lo sợ về một viễn cảnh xung đột. Họ lên tiếng kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin "giảm leo thang".

Nhưng Nga đã từ chối. Bộ Quốc phòng Nga trong tuần này khẳng định các động thái của mình là nhằm đáp trả các cuộc tập trận "đe dọa" của NATO ở châu Âu.

Sau đó, ông Putin nhận được một cuộc điện thoại từ Nhà Trắng. Có vẻ như, đã có người chịu nhượng bộ trước.

"Trong trò chơi bên miệng hố chiến tranh của ông Putin, ông Biden đã là người chớp mắt trước", nhà báo Konstantin Eggert lập luận với BBC sau khi Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên gọi cuộc điện thoại tới Điện Kremlin và đề xuất gặp ông Putin "trong những tháng tới".

Mới chỉ vài tuần trước, nhà lãnh đạo Mỹ vẫn còn chỉ trích nặng nề người đồng cấp Nga.

Động thái mới của Tổng thống Biden hiện đang trở thành chủ đề tranh luận rôm rả. Liệu đây là một nước đi phòng ngừa rủi ro hay là một sự nhượng bộ sai lầm?

“Đó là một động thái tiền hậu bất nhất của ông Biden. Nhà lãnh đạo Mỹ là người đề nghị cả hai gặp nhau, điều này đã mang lại lợi thế cho ông Putin”.

Đài truyền hình nhà nước Nga cũng nghĩ như vậy. Người dẫn chương trình cũng như khách mời trên các chương trình trò chuyện chính trị của Nga gần đây đã ca ngợi sự phô trương lực lượng của Moscow trước sự thù địch của Mỹ và NATO.

Một nhà bình luận cho rằng "dây thần kinh chịu đựng của Tổng thống Biden đã làm ông ấy thất vọng".

Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev lập luận, Mỹ đã nhận ra họ "không thể đạt được ưu thế quân sự so với Nga" và hai nước cần quay trở lại đối thoại.

Nhiều người cho rằng Nga đưa binh lính đến sát biên giới để làm căng thẳng tình hình, nhưng thực sự Nga đang gửi đến những thông điệp.

“Chơi diêm bỏng tay”

“Đó là thông điệp răn đe”, Andrei Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho biết.

Ông chỉ ra các đợt tiếp viện gần đây của Kiev ở miền Đông Ukraine và cho rằng hành động của Nga là nhằm đề phòng bất kỳ động thái nào nhằm chiếm lại các khu vực do phe ly khai kiểm soát.

Một quan chức cấp cao của Điện Kremlin cảnh báo, hành động quân sự như vậy sẽ là “khởi đầu cho sự kết thúc của Ukraine", mà chính phủ của họ chỉ là “những đứa trẻ chơi diêm".

Giới quan sát tin rằng, trong trường hợp Ukraine dấn bước, Nga sẽ có cớ để can thiệp, khi khoảng nửa triệu người ở Donetsk và Luhansk đã được cấp hộ chiếu Nga kể từ khi giao tranh nổ ra vào năm 2014.

Tiêu điểm - Chơi trò 'bên miệng hố chiến tranh' với Ukraine, Nga phơi bày 'lá gan chuột nhắt” của kẻ thù (Hình 2).

Người Ukraine cũng không tin rằng Nga sẽ mạo hiểm cho một cuộc chiến.

Tuy các đợt chuyển quân của Nga trông có vẻ hoành tráng nhưng nhiều người hoài nghi Tổng thống Putin có ý định leo thang lớn.

“Tôi không thấy Điện Kremlin có thể thu được gì khi tham gia quân sự trực tiếp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Tôi cho rằng chính sách của Nga tập trung hơn vào việc duy trì hiện trạng”, chuyên gia Kortunov nhấn mạnh.

Thông điệp cho Washington

Thực chất, thông điệp của Nga không dành cho Ukraine mà đến những thính giả ở xa hơn.

Đối với Mỹ, có một cảnh báo công khai rằng Nga vẫn coi vấn đề của nước láng giềng có liên quan đến mình và đặc biệt phản đối mục tiêu của Ukraine trong việc gia nhập NATO.

Nhưng một số chuyên gia phát hiện ra có mục tiêu khác của Nga, đó là cố gắng ngăn chặn các lệnh trừng phạt mới từ chính quyền Biden.

“Nga đang nỗ lực nâng cao đòn bẩy để chứng tỏ rằng họ có thể khiến đối thủ phải trả cái giá lớn như những gì Nga đang phải trả, ngay cả khi điều đó là liều lĩnh và có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn”, nhà phân tích chính sách đối ngoại Mikhail Troitskiy lập luận với BBC.

“Tôi nghĩ đây là logic đằng sau sự leo thang này - điều này rất nguy hiểm vì tại một thời điểm nào đó, nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát”, Troitskiy cho biết thêm.

Tính toán của Tổng thống Putin

Về phần mình, người Ukraine cũng tin rằng Nga sẽ rất khó để lựa chọn bước vào một cuộc chiến tranh toàn diện khi đang phải ứng phó với Covid, lệnh trừng phạt và tác động của giá dầu thấp.

Chuyên gia Andrei Kortunov tin rằng "tiềm năng huy động" các cuộc phiêu lưu về chính sách đối ngoại hiện "gần như cạn kiệt".

Cuộc chiến năm 2008 của Nga với Gruzia và sự sáp nhập Crimea là một lời cảnh báo rõ ràng về việc mọi chuyện đều có thể xảy ra, nhưng Donbas có thể sẽ là một chiến dịch nguy hiểm và rủi ro hơn rất nhiều.

Ý định của Tổng thống Putin có thể trở nên rõ ràng hơn vào tuần tới khi ông có bài phát biểu thông điệp liên bang thường niên. Nhưng cuộc gọi từ Tổng thống Joe Biden có thể cho nhà lãnh đạo Nga cơ hội dừng lại các động thái.

“Tổng thống Putin đã cố tình thu hút sự chú ý, tự đặt mình vào tầm ngắm không chỉ của châu Âu mà còn của chính quyền Mỹ. Ông ấy đã cố gắng làm cho phương Tây sợ hãi và tỏ ra thích làm điều đó”, nhà phân tích Konstantin Eggert nói.

"Nếu Nga nhận thấy không có lệnh trừng phạt lớn nào của Mỹ ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của mình, thì nước này có thể cân nhắc việc rút quân khỏi biên giới", chuyên gia Mikhail Troitskiy đồng tình.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.