Không thể để tài sản bất minh “bình an vô sự”

Không thể để tài sản bất minh “bình an vô sự”

Thứ 3, 21/11/2017 | 16:53
0
Nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, cần phải đưa chế định về xử lý tài sản không rõ nguồn gốc (tài sản bất minh) vào dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chiều nay 21/11, QH tiếp tục tiến hành thảo luận về dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). 

Một trong nội dung được rất nhiều ĐBQH đề cập thảo luận là luật vẫn còn “khoảng trống” về chế tài xử lý với tài sản không rõ nguồn gốc của các đối tượng điều chỉnh bởi luật Phòng, chống tham nhũng.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Một nguyên lý là mọi công dân có quyền sở hữu tài sản hợp pháp và tài sản mọi công dân đều phải minh bạch, chứ không phải chỉ có quan chức mới phải minh bạch. Ở nhiều quốc gia, người dân bình thường phải chứng minh tài sản của mình là hợp pháp, nếu không cục thuế "vào cuộc". Và nếu người sở hữu không giải thích được tính hợp pháp của tài sản thì bị xử lý ngay. “Chúng ta đang xây dựng xã hội Nhà nước pháp quyền. Chúng ta đang chống tham nhũng và đang áp dụng Hiến pháp - thì chúng ta nên hiểu Hiến pháp bảo vệ tài sản công dân hợp pháp chứ không bảo vệ tài sản bất minh”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.

Xã hội - Không thể để tài sản bất minh “bình an vô sự”

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường.

Đồng tình với ý kiến phải đưa chế định với tài sản bất minh vào dự án luật, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (ĐBQH đoàn Bình Dương) cho rằng: “Xác định tội phạm trong luật Hình sự theo nguyên tắc suy đoán vô tội, còn đối với phòng, chống tham nhũng, theo tôi nên áp dụng suy đoán có tội, có vi phạm. Đây là một chế định mà các quốc gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, chính từ chế định này, tài sản không chứng minh được nguồn gốc có nghĩa là bất minh”.

ĐB Hồng đề nghị, cơ quan phòng, chống tham nhũng phải có thêm cơ quan quản lý thuế, cơ quan thuế. ĐB đề nghị Quốc hội nghiên cứu.

Về vấn đề công khai, minh bạch tài sản trong dự án luật, ĐB Bùi Văn Phương (ĐBQH đoàn Ninh Bình) thấy dự án luật có thể "lùi" hơn so với luật cũ. “Luật mới quy định khái quát quá nhưng luật cũ quy định công khai, minh bạch rất rõ ràng trong từng lĩnh vực. Tôi cho cơ chế công khai, minh bạch mới giúp cho chúng ta đấu tranh chống tham nhũng”, ĐB Bùi Văn Phương nêu.

Theo đại biểu, việc minh bạch, công khai là để người dân được biết cho cán bộ, đảng viên được biết và được tham gia vào quá trình giám sát. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải giải trình được, khi có dư luận hoặc các cơ quan báo chí có yêu cầu đề xuất. ĐB Phương lấy ví dụ từ các dự án BOT. “Một chủ trương rất đúng nhưng không công khai, không minh bạch hoặc chỉ công khai trong một số người với nhau hoặc chỉ minh bạch nhưng không được sáng thì người dân mới nghi ngờ. Hôm nay, tôi xin chuyển lời của cử tri gửi đến để cám ơn Kiểm toán Nhà nước. Nếu Kiểm toán Nhà nước không vào cuộc thì đã không giảm được gần 100 năm thu phí đối với hơn 2 dự án BOT”, ĐB Phương đơn cử.

Phiên thảo luận về dự án luật đã ghi nhận 42 ý kiến phát biểu và 11 ý kiến tranh luận của ĐBQH. 

Giải trình cuối phiên thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết đa số ý kiến đại biểu thống nhất việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra ngoài khu vực Nhà nước. Về các quy định công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Trung ương đã 2 lần chỉ đạo về việc tiến tới từng bước mở rộng diện kê khai và phạm vi công khai kết quả kê khai tài sản của Đảng viên, cán bộ công chức.

"Kết quả tổng kết 10 năm Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy nguyên nhân dẫn tới việc kiểm soát không hiệu quả không phải vì diện kê khai rộng mà do chưa quản lý được dữ liệu kê khai, chưa kiểm soát được sự biến động và xác minh được tài sản thu nhập. Do vậy, việc quy định các cơ quan tổ chức kiểm soát tài sản thu nhập là cần thiết, nhằm hình thành quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời cần giao cho cơ quan, tổ chức có chức năng để thực hiện nhiệm vụ cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng", ông Lê Minh Khái khẳng định.

Về các ý kiến đóng của ĐBQH, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện dự án luật để tiếp tục trình QH trong kỳ họp tới.

Đỗ Thơm (ghi)

Mở rộng phạm vi luật Phòng, chống tham nhũng tràn lan: “Cá to lọt, toàn bắt cá nhỏ”

Thứ 3, 21/11/2017 | 11:25
“Nếu cứ mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng, làm tràn lan như dự thảo luật thì con cá to lọt, còn toàn bắt cá nhỏ”, ĐB Dương Trung Quốc phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.