Chủ tịch BRG: Lãi suất phải giảm thêm 2-3% thì DN mới dám tiếp cận

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 02/04/2023 | 16:12
0
Việc NHNN đưa ra nhiều gói tín dụng lớn và giảm lãi suất cho vay, theo Chủ tịch Tập đoàn BRG, đây là một chính sách rất tốt và kịp thời, song cũng cần điều chỉnh.

Không chỉ là chính sách "trên báo, trên TV"

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2 sáng 2/4, bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ, trong mấy năm vừa qua doanh nghiệp rất khó khăn.

Điển hình như trong giai đoạn Covid-19, sân golf của BRG thì đóng cửa hoàn toàn, khách sạn hoạt động 50-60% công suất. Để duy trì một lực lượng sản xuất để hồi phục sau Covid-19 là rất khó. Ban lãnh đạo của BRG có những thời điểm chỉ nhận 50% lương để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bước sang giai đoạn hiện nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức từ cả bên trong và bên ngoài đòi hỏi doanh nghiệp, doanh nhân phải nỗ lực, sáng tạo để vượt qua khó khăn.

Theo bà Nga có hai thách thức chính mà doanh nghiệp cần tập trung xử lý, chuẩn bị tốt để vượt qua. Thứ nhất là khó khăn về vốn. Bà Nga nêu rõ, doanh nghiệp phải đa dạng nguồn cung ứng vốn chứ không nên quá tập trung vào nguồn vốn tín dụng.

Theo bà, nguồn vốn là "huyết mạch" của các tổ chức doanh nghiệp và để nguồn vốn không bị bất cập thì các doanh nghiệp nên kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư mới nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch BRG: Lãi suất phải giảm thêm 2-3% thì DN mới dám tiếp cận

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG (Ảnh: Thu Huyền).

Với khó khăn chung của các doanh nghiệp về nguồn vốn tín dụng, bà Nga cho biết, sau giai đoạn căng thẳng về thanh khoản, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều gói tín dụng lớn và giảm lãi suất cho vay.

"Đây là một chính sách rất tốt và kịp thời từ Chính phủ. Vì vậy, doanh nghiệp nên mạnh dạn đến ngân hàng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp", Chủ tịch BRG nhấn mạnh.

Theo bà, không chỉ là chính sách "trên báo, trên TV" mà các ngân hàng cũng rất tích cực với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. "Tôi tin rằng hiện nay không ngân hàng nào làm trái chủ trương chính sách của Chính phủ để doanh nghiệp bớt khó khăn hơn", bà Nga nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch BRG cũng đánh giá, lãi suất hiện nay vẫn quá cao và vượt nhiều quốc gia trong khu vực. Mức lãi suất cho vay phải giảm thêm 2-3% nữa thì doanh nghiệp mới dám tiếp cận.

Ngoài vấn đề về vốn, thách thức thứ hai mà doanh nghiệp cần chú trọng là quản trị và nguồn nhân lực. Chủ tịch BRG cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực hiện đại, minh bạch.

Bà cũng thừa nhận, việc xây dựng hệ thống quản trị và nguồn nhân lực chất lượng không phải điều dễ dàng và phải tích luỹ dần theo thời gian và quá trình phát triển của doanh nghiệp.

"Chứ không thể muốn doanh nghiệp lớn là lớn ngay được. Cần phải có thời gian và từng bước một để phát triển đội ngũ doanh nghiệp", bà nói.

Mục tiêu 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp là rất khó

Mục tiêu tại Nghị quyết 45 mà Chính phủ vừa ban hành nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất hai triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế".

Tuy nhiên, bà Nga cho rằng, mục tiêu năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp nhưng đến nay mới chỉ có 800.000 doanh nghiệp tư nhân là một thách thức rất lớn. Để đạt được con số này cần có một chính sách hỗ trợ đặc biệt để nâng tầm hộ kinh doanh cá thể lên thành doanh nghiệp siêu nhỏ.

Nếu không trong hai năm tăng thêm gần 700.000 doanh nghiệp mà một mục tiêu rất khó khả thi nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch BRG cho rằng, việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như phát triển nền tảng công nghệ số, cần có những chương trình, chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ số, đưa cho doanh nghiệp những gói công nghệ để áp dụng phù hợp với quy mô từng nhóm. Doanh nghiệp lớn thì áp dụng gói gì, doanh nghiệp nhỏ có gói ưu đãi công nghệ gì, hộ kinh doanh cá thể khi lên doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng chính sách, công nghệ gì, bà Nga đề xuất.

Nữ doanh nhân cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp tư nhân phải nỗ lực thì mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đừng trông đợi vào giải cứu từ bên ngoài thì sẽ không khả thi. Doanh nghiệp chỉ mong một sự hỗ trợ, dẫn dắt từ chính sách vĩ mô để làm động lực vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch BRG: Lãi suất phải giảm thêm 2-3% thì DN mới dám tiếp cận (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh (Ảnh: Thu Huyền).

Đồng tình, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, trước đây chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến hiện nay mới chỉ khoảng 800.000 doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong quý I/2023, có một thống kê đáng lo ngại khi cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nhiều hơn con số 57.000 doanh nghiệp được thành lập.

“Lần đầu tiên, số lượng doanh nghiệp biến mất lớn hơn số doanh nghiệp thành lập nên mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp ngày càng xa vời. Trong 2 năm tới mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp càng khó khăn hơn, thiếu thực tế”, ông Ánh cho hay.

Theo ông Ánh, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với “đám sương mù" với nhiều hiện tượng lạ. Trong quý I/2023, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, chỉ cao hơn thời điểm bùng phát dịch Covid-19 – tức 3,21%.

Đặc biệt, khu vực công nghiệp, xây dựng lại tăng trưởng âm; xuất khẩu suy giảm. Đầu tàu kinh tế Tp.HCM cũng chỉ tăng trưởng 0,7%, còn tỉnh trọng điểm công nghiệp như Bắc Ninh lần đầu tiên âm tới 12%.

“Đây là những dấu hiệu cực kỳ đáng lo ngại trong khi hiện Việt Nam không chịu bất kỳ cú sốc nào. Kinh tế Việt Nam có vẻ đang lịm dần. Với nền kinh tế đang phát triển, nếu tăng trưởng dưới 5% có thể xem là dấu hiệu suy thoái”, ông Ánh nhìn nhận.

TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Chủ nhật, 02/04/2023 | 14:32
Dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm, chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 10.

Sun Group, Vingroup, Vietravel nêu loạt kiến nghị để phục hồi du lịch

Thứ 4, 15/03/2023 | 15:16
Các doanh nghiệp lớn đều cho rằng cần tăng cường quảng bá thị trường, mở rộng chính sách cấp thị thực, ưu đãi về thuế... để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Cùng tác giả

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.