Chủ tịch nước: “Tp.HCM cần tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng”

Chủ tịch nước: “Tp.HCM cần tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng”

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 3, 12/10/2021 | 22:17
0
Đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tp.HCM cần có giải pháp để phát triển kinh tế.

Chiều 12/10, Đoàn ĐBQH Tp.HCM tổ chức làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Tp.HCM về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các giải pháp để kiểm soát dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời gian tới.

Tham dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND Tp.HCM Nguyễn Thị Lệ…cùng các Sở, ban, ngành Tp.HCM.

Đánh giá cao sự điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân TP.HCM về những tổn thất, mất mát, đau thương mà địa phương phải gánh chịu trong đại dịch Covid-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Tp.HCM với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, quyết liệt bằng các biện pháp huy động mọi nguồn lực để tập trung cho quỹ đạo phòng chống dịch đạt nhiều kết quả”.

Đến thời điểm này, Tp.HCM đã vượt qua đỉnh dịch. Địa phương đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương những nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo, nhân dân, các lực lượng tuyến đầu, thiện nguyện, đồng bào trong và ngoài nước, các loại hình doanh nghiệp, cộng đồng tôn giáo đã chung sức, đồng lòng cùng Tp.HCM phòng chống dịch.

“Tp.HCM đã năng động, sáng tạo đưa ra nhiều biện pháp để Thành phố trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới”, Chủ tịch nước nói.

Tiêu điểm - Chủ tịch nước: “Tp.HCM cần tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng”

Tp.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch.

Chủ tịch nước cũng ghi nhận sự quan tâm, đấu tranh quyết liệt của lãnh đạo Tp.HCM để có đủ lượng vắc-xin tiêm chủng cho người dân. Chương trình chăm lo an sinh xã hội được thực hiện qua phát túi an sinh, đi chợ hộ, huy động nhiều thành phần xã hội tham gia.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng tình với việc Tp.HCM thực hiện Chỉ thị 18, điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch từ Zero Covid sang thích ứng an toàn với Covid-19, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước khẳng định, cần hiểu một cách rõ ràng, nhất quán về chiến lược mới. Kể cả người dân, doanh nghiệp phải sống chung với sự lây nhiễm này với cách làm phù hợp, trước tiên là vắc-xin + 5K.  Tình trạng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu dài nên người dân, doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt, an toàn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính quyền Tp.HCM tiếp tục xây dựng biện pháp quản lý, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn, chặt chẽ hơn.

“Nếu không làm tốt, có thể mở cửa rồi phải đóng lại. Sự thành công, bền vững nền kinh tế Tp.HCM phù thuộc vào khả năng giải quyết hậu quả do Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Nếu tiếp tục đóng cửa sẽ không chịu nổi, không chỉ -5%, mà còn có nhiều điều xảy ra hơn như hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản, hàng triệu người mất việc làm, nghèo đói xuất hiện, gián đoạn trường học, sang chấn tâm thần nặng nề…”, Chủ tịch nước nói.

Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của Tp.HCM

Đại dịch vừa qua, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của một bộ phận người dân. Do đó, để phục hồi kinh tế, Chủ tịch nước đề nghị Tp.HCM tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, Tp.HCM cần tiếp tục đảm bảo huyết mạch kinh tế được thông suốt như lưu thông hàng hóa, di chuyển con người, dịch vụ tài chính, thanh khoản cho các doanh nghiệp, nối lại chuỗi cung ứng…

“Làm rõ khái niệm pháo đài, không phải là ngăn sông cấm chợ, gây khó khăn cho lưu thông. Quốc lộ, hàng không là vấn đề quốc gia, chứ không phải mỗi người vận dụng một kiểu, gây khó khăn, cần phải tạo nên sự thống nhất”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế cần tổ chức đối thoại nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp theo từng dự án.

Việc thúc đẩy triển khai nhanh hỗ trợ thuế, tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công, nhất là cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, cung cấp bán lẻ, thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và nhiều vấn đề khác.

Thứ hai, Tp.HCM cần giải quyết ngay việc làm cho lao động, chăm lo đời sống, tạo điều kiện để đưa người lao động trở lại Tp.HCM làm việc. Cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực thực hiện chăm lo an sinh, sức khỏe cho người dân, đặc biệt nhóm bị tổn thương sau dịch Covid-19.

Tiêu điểm - Chủ tịch nước: “Tp.HCM cần tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng” (Hình 2).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tp.HCM xác định các nhiệm vụ trọng tâm khôi phục phát triển kinh tế.

Thứ ba, Tp.HCM cần tập trung tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng, tháo gỡ điểm nghẽn, tái cấu trúc lại đô thị, chính sách đô thị. Trong đó, tháo gỡ thể chế pháp luật đối với Tp.HCM là rất quan trọng. Đồng thời, tổ chức lại ngành y tế từ cấp Thành phố đến quận, huyện, phường, xã…

Thực hiện cải cách chính sách rộng hơn, nhằm tăng cường môi trường kinh doanh. Qua đó, tạo ra các loại hình kinh tế mới có giá trị gia tăng cao, cơ hội việc làm, lắng nghe thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp.

Chủ tịch nước cho rằng, Tp.HCM nên đi trước cả nước về công nghiệp số, thương mại số. Đặc biệt phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua các chương trình giáo dục, đào tạo dạy nghề, chú trọng việc khai thác các công nghệ mới.

Thứ tư là phân bố lại phương hướng phân công cấp vùng, thay vì lao động di chuyển, Tp.HCM cần tìm cách dịch chuyển cơ sở sản xuất đến gần thị trường lao động hơn.

Cần sáng tạo để phát triển kinh tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Tp.HCM nên chủ động đề xuất cơ chế, chính sách, hợp tác, phân công các địa phương trong vùng để chuyển dịch các cơ sở sản xuất đến với nguồn lao động dồi dào”.

Chủ tịch nước cũng cho rằng, Tp.HCM nên hướng đến mô hình nền kinh tế sáng tạo, kinh tế phát triển, lấy sáng tạo làm động lực phát triển.

“Nếu không sáng tạo, Thành phố sẽ suy giảm vai trò đầu tàu kinh tế trong nước, dễ mất đi vị thế của hòn ngọc viễn Đông", Chủ tịch nước nói.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch nước cho rằng, do chịu tác động tiêu cực lớn nhất của đại dịch, Tp.HCM là nơi có thời gian thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt cao nhất nên chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp phải cao hơn mức trung bình cả nước.

Đặc biệt là đối tượng được giảm, miễn thuế, khoanh nợ, giãn nợ tín dụng, giảm lãi suất… thì Tp.HCM cần nghiên cứu báo cáo Chính phủ. 

Địa phương cần nâng cao năng lực và hiệu quả của quản trị chính quyền các cấp thông qua mô hình chính quyền đô thị. Chính quyền phải sát dân hơn, lo cho dân hơn.

Bên cạnh đó, Tp.HCM cần triển khai có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị như phân cấp, phân quyền, sắp xếp bộ máy cụ thể hơn, bởi Tp.HCM là đô thị đông dân nhất cả nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng, Tp.HCM nhanh chóng xây dựng chương trình phục hồi kinh tế Tp.HCM năm 2022-2025 giúp kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, tạo sức bật cho các năm sau.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nhậm chức

Thứ 2, 26/07/2021 | 11:21
Sau khi được Quốc hội khoá XV tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành nghi lễ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Thư của ​Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới

Thứ 6, 03/09/2021 | 19:54
Trước thềm khai giảng năm học mới 2021-2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư bày tỏ niềm tin và hy vọng đối với ngành Giáo dục nước nhà.
Cùng tác giả

Tp.HCM cảnh báo tội phạm mua bán người sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc

Thứ 6, 12/04/2024 | 06:31
Công an Tp.HCM thực hiện thống kê, lập danh sách các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người trên địa bàn để tăng cường nắm tình hình.

Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính đối với 24 dự án chậm cấp sổ hồng

Thứ 5, 11/04/2024 | 22:06
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có 30.061 căn hộ đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng chủ đầu tư và người mua nhà chưa nộp hồ sơ.

Tp.HCM tăng cường xử lý "xe dù, bến cóc" dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 21:55
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5.

Tháo gỡ điểm nghẽn để ngành mía đường phát triển ổn định

Thứ 6, 05/04/2024 | 16:01
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.

Doanh nghiệp ngành gỗ thích ứng linh hoạt để đạt mục tiêu xuất khẩu

Thứ 5, 04/04/2024 | 14:00
Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất đang gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng vẫn còn dư địa để mở rộng thị phần trong tương lai.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.