Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp

Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp

Thứ 2, 08/08/2022 | 16:01
Trong khi cơ quan chức năng chưa cho phép nhưng một người dân đã ngang nhiên ngăn nước, chia đôi dòng suối, đào ao trên đất nông nghiệp để xây dựng khu nuôi cá tầm.

Ngang nhiên chia đôi dòng suối, đào ao không phép

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, huyện đã chỉ đạo cho UBND xã Cư Pui tiến hành đình chỉ việc đào đất, cải tạo mặt bằng để xây dựng khu nuôi cá tầm xảy ra tại suối Đăk Tuôr (thuộc buôn Đăk Tuôr, xã Cư Pui) khi chưa được cơ quan chức năng cho phép.

Để làm rõ vấn đề này, PV Người Đưa Tin đã có buổi ghi nhận thực tế tại hiện trường xảy ra vụ việc. Theo ghi nhận, công trình không phép nói trên chỉ cách trụ sở UBND xã Cư Pui khoảng 1km.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp

Hiện trường khu vực suối Đăk Tuôr bị ngăn một phần dòng chảy.

Tại đây, một phần dòng chảy của suối Đăk Tuôr bị chắn bởi một đoạn đất, đá dăm dài khoảng 4-5m. Điều này không chỉ khiến cho suối Đăk Tuôr bị thay đổi dòng chảy mà còn tác động và làm thay đổi hiện trạng tự nhiên tại khu vực này.

Đáng nói, ngay bên cạnh vị trí suối Đăk Tuôr bị ngăn dòng, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã bị đào, múc âm sâu xuống hàng mét so với hiện trạng ban đầu, tạo thành một cái ao lớn.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 2).

Bờ kè đất cao khoảng hơn 1m, chạy dọc theo suối Đăk Tuôr.

Không chỉ vậy, ngay tại khu vực diện tích đất nói trên, còn hiện hữu một bờ kè đất cao khoảng  hơn 1m, chạy dọc theo suối Đăk Tuôr. Theo quan sát, dưới chân bờ kè, đang có dấu hiệu bị lở đất, xói mòn. Ngoài ra, còn có “núi” cát lớn.

Một người dân địa phương cho biết, vào tháng 4/2022, có rất nhiều phương tiện, máy móc đến khu vực này để san ủi, đào đất rầm rộ, tạo thành một cái ao “khủng” nhưng không biết để làm gì. Bởi chủ công trình không phải là người địa phương mà ở nơi khác tới làm.

Thậm chí, các phương tiện còn dùng đất, đá đắp thành bờ để ngăn một phần dòng chảy của suối Đăk Tuôr. Cho đến đầu tháng 7/2022, các phương tiện, máy móc này mới dừng hoạt động và rời đi.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 3).

Một phần dòng chảy suối Đăk Tuôr bị ngăn bởi một đoạn đất, đá dăm.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 4).

Đoạn đất, đá chắn dòng chảy vẫn còn nguyên vẹn trên suối Đăk Tuôr.

Chính quyền địa phương tạo điều kiện, cho làm trước?

Để làm rõ những vấn đề nói trên, PV đã liên hệ với chính quyền xã Cư Pui. Ông Nguyễn Minh Nghiệp – Chủ tịch UBND xã Cư Pui cho hay, chủ công trình nói trên là ông Nguyễn Văn Toản (SN 1975, trú tại Tp.Hồ Chí Minh).

Khu vực đào đất, cải tạo mặt bằng, múc thành ao để xây dựng khu nuôi cá tầm thuộc các thửa đất số 55 và 56, tờ bản đồ số 99 (buôn Đăk Tuôr, xã Cư Pui) do ông Nguyễn Văn Toản làm chủ. Tổng diện tích 2 thửa đất là hơn 19.947m2, là đất trồng cây lâu năm.

Theo ông Nghiệp, khu vực diện tích đất của ông Toản đã được đưa vào quy hoạch để nuôi cá nước lạnh (trong đó có cá tầm), với diện tích 2ha nhằm phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, hiện hồ sơ của ông Toản vẫn chưa được phê duyệt, đang chờ huyện thẩm định, toàn bộ đất bị đào bới làm ao là đất nông nghiệp.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 5).

Toàn cảnh con suối bị đắp đất, đá ngăn một phần dòng chảy.

Đến ngày 4/7 chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và lập biên bản về việc đào đất, cải tạo mặt bằng tại suối Đăk Tuôr đối với ông Toản.

Qua làm việc, ông Toản thừa nhận, vào tháng 4/2022, ông Toản bắt đầu cho máy xúc vào khu diện tích đất nói trên để đào, múc đất, cải tạo mặt bằng nhằm xây dựng khu nuôi cá tầm.

Đến thời điểm kiểm tra, đã đào, múc đất, cải tạo mặt bằng với chiều sâu khoảng 1,5m, diện tích đã đào đất, cải tạo mặt bằng khoảng 6.000m2.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 6).

Việc ngăn dòng trên suối Đăk Tuôr không chỉ thay đổi dòng chảy mà còn tác động, làm thay đổi hiện trạng tự nhiên tại khu vực này.

Tuy nhiên, ông Toản không cung cấp được bất kỳ giấy tờ, thủ tục có liên quan của cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản cho phép đào đất, cải tạo mặt bằng xây dựng khu nuôi cá tầm.

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra của xã Cư Pui đã lập biên bản đình chỉ mọi hoạt động tại diện tích đất của ông Toản khi chưa có quyết định bằng văn bản đồng ý cho phép của cấp có thẩm quyền.

Trước thắc mắc của PV về việc công trình sai phạm nói trên chỉ cách trụ sở UBND xã khoảng 1km nhưng từ tháng 4 đến tháng 7 mới được ngăn chặn thì ông Nghiệp giải thích, trong thời gian chờ giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, ông Toản có xin xã được đào ao trong mùa nắng vì nếu mưa xuống không làm được.

Do đó, địa phương đã tạo điều kiện trong phạm vi cho phép để ông Toản làm mặt bằng, múc ao trước.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 7).

"Núi" cát hiện hữu trên diện tích đất nông nghiệp bị đào xới.

“Theo quy định là không đúng nhưng mục đích của địa phương là muốn tạo điều kiện cho ông Toản tranh thủ thời gian nắng để múc ao trong phạm vi cho phép, chứ không cho phép làm hơn gì nữa” – ông Nghiệp nói.

Tuy nhiên, trong quá trình múc đất, ông Toản đã tự đắp đất, đá để xẻ đường nước suối để dẫn vào vào ao để lấy mặt bằng ao. Điều này đã làm thay đổi dòng chảy và tác động đến dòng suối Đăk Tuôr.

Cũng theo ông Nghiệp, chính quyền UBND xã Cư Pui chưa tiến hành xử phạt hành chính, cũng chưa đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với việc đào đất, cải tạo mặt bằng trái phép của ông Toản.

Tuy nhiên, tới đây xã sẽ mời ông Toản lên làm việc để xem xét mức độ hành vi vi phạm nhằm có hướng xử lý.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 8).

Diện tích đã đào đất, cải tạo mặt bằng để xây dựng khu nuôi cá tầm khoảng 6.000m2.

Ông Nghiệp cho rằng, việc ngăn một phần dòng suối của ông Toản không gây ảnh hưởng đến nhu cầu tưới tiêu, sản xuất của người dân địa phương. “Ông Toản không chặn toàn bộ, chỉ chặn một phần dòng chảy của suối Đăk Tuôr, mở đường nước vào ao để lấy mặt bằng.

Mặt khác, khu vực này là cuối dòng, chuẩn bị đổ ra sông và bà con không dùng nguồn nước này để tưới tiêu” – ông Nghiệp giải thích.

Về việc “núi” cát hiện hữu trên đất của ông Toản, ông Nghiệp khẳng định, không có việc lợi dụng đào ao để khai thác cát mà chỉ là phát sinh trong quá trình đào ao.

Theo đó, ông Toản gom cát lại trên diện tích của mình để tận dụng, chứ không phải hút cát từ ngoài suối vào.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 9).

Chính quyền UBND xã Cư Pui chưa tiến hành xử phạt hành chính, cũng chưa đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với sai phạm của ông Toản.

Thông tin từ lãnh đạo UBND xã Cư Pui còn cho biết, ông Toản đang nuôi cá Tầm tại xã Yang Mao (huyện Krông Bông) và hiện đang mở rộng, triển khai mô hình nuôi cá tầm ở suối Đăk Tuôr với tư cách hộ gia đình.

Đề nghị chỉ đạo công an xác minh, xử lý

Nói về công trình không phép trên, một lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Bông cho biết, có tình trạng ngăn nước, chia đôi dòng chảy tại suối Đăk Tuôr. Theo đó, một dòng chảy theo suối và một dòng chảy vào diện tích đất của ông Toản.

Sau khi làm việc, cơ quan chức năng đã yêu cầu ông Toản đã lấp dòng chảy vào diện tích đất của mình.

“Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã báo cáo cho UBND huyện. Xét thấy vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực gồm: đất đai, khoáng sản và tài nguyên nước nên trong báo cáo, chúng tôi đã đề nghị UBND huyện chỉ đạo cho công an huyện xác minh, xử lý", lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Bông thông tin.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 10).

Sau khi kiểm tra, phát hiện, chính quyền địa phương đã đình chỉ mọi hoạt động trên diện tích đất của ông Toản.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 11).

Diện tích đất bị đào, san ủi làm ao đều là đất nông nghiệp.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 12).

Hiện trạng tự nhiên đã thay đổi hoàn toàn sau khi đất bị đào xới, san ủi.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 13).

Phòng Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo và đề nghị UBND huyện Krông Bông chỉ đạo công an xác minh, xử lý.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 14).

Diện tích đào đất, cải tạo mặt bằng để xây dựng khu nuôi cá tầm được khóa cổng cẩn thận.

Dân sinh - Chưa được cấp phép vẫn ngăn suối, đào ao “khủng” trên đất nông nghiệp (Hình 15).

Toàn cảnh diện tích bị san ủi, đào đất làm ao.

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông cho hay: “Huyện luôn khuyến khích, hoan nghênh, kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhưng phải đảm bảo chấp hành quy trình thủ tục, hồ sơ, đảm bảo môi trường theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, ông Toản đã hơi vội, khi chưa đảm bảo quy trình thủ tục, chưa được cơ quan chức năng cho phép thì đã làm trước, vừa làm vừa hoàn thiện hồ sơ”.

Khánh Ngọc  

Bạc Liêu: Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép “vô chủ”

Thứ 5, 14/04/2022 | 09:48
UBND Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã ra Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình xây dựng nhà kho trái phép trên đất Cục QLTT.

Tp.HCM: Hơn 300 công trình xây dựng trái phép trong năm 2021

Thứ 6, 14/01/2022 | 19:42
Thanh tra Sở Xây dựng Tp.HCM đã kiểm tra, phát hiện 319 công trình xây dựng trái phép trong năm 2021.

Công an Đồng Nai điều tra vụ xây dựng trái phép 500 căn nhà

Thứ 7, 26/12/2020 | 09:37
Sau khi tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt đối với LDG vì xây dựng gần 500 căn nhà trái phép, Công an Đồng Nai tiếp tục vào cuộc xác minh.
Cùng tác giả

Nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu trong lúc cả thành phố đang cách ly xã hội

Thứ 4, 12/08/2020 | 10:20
Trong lúc toàn thành phố đang thực hiện cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 thì một nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu tại văn phòng đại diện của công ty xổ số.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Thủy điện xả lũ đề phòng nguy cơ lũ quét

Thứ 3, 06/06/2023 | 22:00
Do mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về chảy mạnh khiến một đoạn bờ kè suối Đại Lào, đoạn qua thôn 2, xã Lộc Châu bị sạt lở nghiêm trọng.

Người đàn ông đấm đá, cầm bàn đập người phụ nữ ngã gục tại quán ăn gây bức xúc

Thứ 3, 06/06/2023 | 21:11
Nhiều người tỏ ra bức xúc trước việc một phụ nữ bị đánh dã man tại quán ăn ở Cà Mau.

Hải Phòng: Người dân khốn khổ vì cắt điện luân phiên

Thứ 3, 06/06/2023 | 18:00
Những ngày qua, người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Hải Phòng khốn khổ vì trời nắng nóng bị cắt điện luân phiên.

Nhân viên đường sắt trợ sản phụ sinh con trên tàu Bắc-Nam

Thứ 3, 06/06/2023 | 16:40
Theo đó, tổ tiếp viên Phương Nam hỗ trợ, giúp đỡ 1 sản phụ sinh con ngay trên tàu SE4 từ TPHCM đi Hà Nội.

Thừa Thiên-Huế xử lý nghiêm các hành vi mạo danh nghề luật sư

Thứ 3, 06/06/2023 | 15:32
Thừa Thiên-Huế vừa có văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Phòng: Hồ chứa nước ngọt hơn trăm tỷ mới đưa vào sử dụng đã sạt lở

Thứ 2, 05/06/2023 | 06:00
Khi được đưa vào sử dụng, hồ chứa nước ngọt Trân Châu đã giúp đảo Cát Bà giải bài toán thiếu nước ngọt sau nhiều năm. Tuy nhiên chưa được bao lâu thì hồ đã bị sạt lở

Bình Thuận: Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại quán Bar Dragon Beach

Thứ 2, 05/06/2023 | 14:17
Ngày 5/6, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh cho biết, đang phối hợp với Công an TP. Phan Thiết điều tra nguyên nhân vụ cháy quán bar.

Đồng Nai: Lũ quét chưa từng có ở Nhơn Trạch, nhiều nơi tan hoang

Thứ 2, 05/06/2023 | 14:00
Sau cơn mưa lớn đêm 4/6, nhiều nơi ở huyện Nhơn Trạch bị lũ quét tan hoang, gây thiệt hại nặng nề.

Tai nạn thảm khốc, ba người tử vong

Thứ 2, 05/06/2023 | 20:28
Vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy khiến ba nạn nhân trong một gia đình tử vong.

Nghệ An: Nạn châu chấu bùng phát, người dân bắt làm thức ăn cho gia cầm

Thứ 2, 05/06/2023 | 19:18
Do vườn cỏ sữa, ngô làm thức ăn cho vật nuôi không thể phun thuốc nên cách bắt thủ công là phương pháp hữu hiệu để làm giảm số lượng châu chấu.