Chứng khoán tuần mới: Nhà đầu tư "mai phục", đón sóng T+2

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 2, 29/08/2022 07:05

VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp cùng việc rút ngắn chu kỳ thanh toán đang mở ra cơ hội thu hút dòng tiền cho thị trường tuần mới.

Kết thúc tuần giao dịch vừa rồi (22/8-26/8), VN-Index tăng 13,39 điểm, tương ứng 1,06%, lên 1.282,57 điểm. Với mức tăng hơn 1% của VN-Index, chứng khoán Việt Nam nằm trong top 15 thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất toàn cầu tuần qua.

KPF "làm mưa làm gió" trên HoSE

Giá trị giao dịch trên HoSE giảm 3,6% so với tuần trước xuống 75.507 tỷ đồng, khối lượng giảm 3,2% xuống 2.920 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 1,56 điểm, tương ứng 0,52%, lên 297,94 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 18,7% so với tuần trước lên 9.602 tỷ đồng, khối lượng tăng 8,5% lên 456 triệu cổ phiếu.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu bán lẻ có sự đồng thuận cao và tăng tốt nhất, với các cổ phiếu như MWG tăng 12,6%, FRT tăng 3,4%, PNJ tăng 3,3%, PET tăng 7,9%, DGW tăng 3%...

Theo nhóm ngành, nhiều dòng cổ phiếu cũng ghi nhận tuần giao dịch nội bật trong tuần như dòng dầu khí, phân bón. Nhóm cổ phiếu này vừa tăng giá khá ấn tượng vừa hút dòng nhờ sự hỗ trợ từ đà tăng của giá dầu thế giới trong tuần. Một số mã tăng tích cực có thể kể đến như DGC tăng 3,3%, DPM tăng 9,8%, DCM tăng 10,8%, SFG tăng 10,9%, LAS tăng 7,6%...

Những ngành còn lại đều tăng nhẹ như dầu khí, ngân hàng, tiêu dùng, công nghiệp, công nghệ thông tin...

Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán tuần mới: Nhà đầu tư 'mai phục', đón sóng T+2

VN-Index tăng 13,39 điểm, tương ứng 1,06%, lên 1.282,57 điểm kết thúc tuần. (Ảnh: FireAnt)

Trên sàn HoSE, KPF là cổ phiếu tăng tốt nhất sàn. Tuần trước, KPF cũng là cái tên tăng mạnh nhất sàn, với mức tăng hơn 38%.

Tổng cộng KPF đã có 12 phiên tăng liên tiếp từ 11/8 đến 26/8, trong đó, có 6 phiên đóng cửa ở mức giá trần, giá cổ phiếu theo đó tăng từ 10.600 đồng/cổ phiếu lên 20.750 đồng/cổ phiếu, tương đương hơn 95% và hiện không quá xa so với mức đỉnh lịch sử 22.800 đồng thiết lập vào đầu tháng 2/2018.

Tương tự là cổ phiếu CKG, mã này có tuần thứ hai liên tiếp lọt top tăng cao nhất sàn, sau khi tuần trước tăng 9,81%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu FLC bị bán tháo mạnh, sau thông tin cổ phiếu liên quan là ROS bị hủy niêm yết kể từ 5/9/2022 và hai cổ phiếu FLC và HAI đứng trước nguy cơ bị đình chỉ giao dịch.

Nhà đầu tư bán ròng 500 tỷ đồng

Sau 5 tuần mua ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng 500 tỷ đồng trong tuần gần cuối tháng 8. Điểm nhấn duy nhất trong tuần qua là khối này gom mạnh cổ phiếu lớn VNM.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại đã thực hiện 1 phiên mua ròng duy nhất ngày 25/8 và 4 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã quay ra bán ròng 19,27 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 431,25 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó từ 15-19/8 mua ròng 25,1 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 555,8 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch chứng khoán HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 2 phiên mua và 3 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 0,97 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 17,71 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 2,31 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng hơn 47,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất ngày 25/8. Tổng cộng, khối ngoại đã quay ra bán ròng 2,12 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 51,65 tỷ đồng, cùng giảm hơn 42% cả về lượng và giá trị so với tuần trước đó.

Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán tuần mới: Nhà đầu tư 'mai phục', đón sóng T+2 (Hình 2).

Vào phiên giao dịch tới 29/8, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chính thức áp dụng rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán trong phiên giao dịch chiều ngày T+2.

Như vậy, tính chung giao dịch tuần qua trên toàn thị trường, khối ngoại đã quay ra bán ròng 22,36 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 500,61 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó mua ròng hơn 19 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng đạt hơn 513 tỷ đồng.

Chứng khoán tuần tới sẽ ra sao?

Vào phiên giao dịch tới 29/8, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chính thức áp dụng rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 (T+1,5) thay vì T+3 như hiện tại. Cùng với đó, thời gian hoàn tất thanh toán tiền và chứng khoán sẽ được điều chỉnh từ 15h30-16h ngày T+3 lên 11h-11h30 ngày T+2.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá việc rút ngắn chu kỳ thanh toán là một tín hiệu tốt cho thanh khoản và các thành viên tham gia thị trường. Việc chứng khoán về tài khoản nhanh hơn giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong chiến lược đầu tư, kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro. Còn phía công ty chứng khoán có thể gia tăng doanh thu phí dịch vụ từ kỳ vọng thanh khoản thị trường được cải thiện.

Riêng các phiên giao dịch tuần tới, CTCK Rồng Việt cho rằng nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng và hạn chế vị thế mua. Đồng thời, nên cân nhắc tiếp tục cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, do áp lực từ vùng cản đối với thị trường vẫn đang hiện hữu.

CTCK Kiến Thiết Việt Nam đánh giá dù VN-Index đã chinh phục được ngưỡng kháng cự 1.285 điểm trước đó, thế nhưng lại buông tay tuột mất tại phiên cuối tuần này.

Vì vậy, không loại trừ khả năng VN-Index sẽ có nhịp điều chỉnh sau thời gian hồi phục gần 2 tháng.

CTCK MB nhận định trong ba tuần gần đây, thì tuần qua thị trường có mức tăng mạnh nhất và thanh khoản cũng được cải thiện, liên tiếp ba phiên vừa qua thanh khoản đều tăng.

Hiện tại, dòng tiền đang quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản như: Phân bón, hóa chất, dầu khí, thép... khi giá dầu quay lại ngưỡng 100 USD/thùng, bên cạnh đó, chỉ số hàng hóa cũng bật tăng trở lại trên 2%.

Công ty này đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán... có thể quay trở lại đà tăng trong tuần sau, khi mức tập trung vốn ở các nhóm này đang tăng lên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.