Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ

Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 4, 21/06/2023 | 09:00
0
Chùa Âu Lạc là nơi duy nhất có ban thờ, thờ tự 511 liệt sĩ là phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí trên cả nước đã hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến.

Ngôi chùa linh thiêng, chứng nhân lịch sử

Chùa Âu Lạc, còn có tên gọi là Âu Lạc Cổ Tự, tọa lạc ở làng Lộc Đa trước đây (nay là xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An). Chùa ở cạnh cây Da cổ thụ, bên một giếng cổ, nên nhân dân gọi nôm là chùa Da. Lịch sử ghi lại, chùa được xây dựng vào thời vua Thành Thái (1889 - 1907) có khuôn viên diện tích 10.000m2, từng có 3 gian làm bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương.

Theo lời các cụ cao niên trong làng, chùa rất linh thiêng. Trong vùng, có đền Trìa là một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng cầu chi tất ứng. Nên dân gian có câu “Thánh đền Trìa, Bụt chùa Da” là để nói về sự linh thiêng của 2 nơi này. Thậm chí, dân gian còn có câu chuyện truyền miệng rằng, trước đây, trong vùng có rất nhiều rắn hổ mang, tuy nhiên mỗi khi có tiếng chuông là lũ rắn lại ngóc đầu lên, quay về hướng chùa như để bái tạ.

Dân sinh - Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ

Chùa Âu Lạc, còn có tên gọi là Âu Lạc Cổ Tự, tọa lạc ở xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, Tp. Vinh.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết, chùa Âu Lạc là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Trong những năm 1930 - 1931, đây là nơi hội họp bí mật của Chi bộ Lộc Đa. Cũng tại đây đã chứng kiến cuộc biểu tình của nhân dân làng Lộc Đa, Đức Thịnh, Dũng Thượng... chống thực dân Pháp, đòi tự do, dân chủ.

Đặc biệt trong phong trào Xô Viết, các ông Hoàng Văn Bá, Dương Xuân Kiên là các đảng viên Chi bộ Lộc Đa đã lấy chiếc trống đại trong chùa đưa đi đánh, cổ vũ tại cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở Bến Thủy. Sau này, chiếc trống trở thành hiện vật lịch sử, giờ đang được lưu trữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.

Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Âu Lạc bị xuống cấp và hư hỏng, có lúc chỉ còn lại là dấu tích. Tuy nhiên, vì chùa là nhân chứng của lịch sử nên người dân trong vùng đã bày tỏ nguyện vong được khôi phục, tôn tạo. Đây là yêu cầu chính đáng nhằm tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của di tích, đáp ứng nhu cầu đời sống tín ngưỡng tâm linh đương đại của người dân.

Đến năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4927/QĐ-UBND.NV ngày 19/10/2017 cho phép khôi phục, tôn tạo chùa Âu Lạc (chùa Da). Kể từ đó đến nay, dưới sự dẫn dắt, tu học của Đại đức trụ trì Thích Đồng Tuệ, chùa đi vào hoạt động ổn định, là nơi để nhiều du khách thập phương và nhân dân trong vùng đến vãn cảnh, chiêm bái.

“Chùa Âu Lạc là ngôi chùa lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, hiện nay đã được tôn tạo hết sức bài bản, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của bà con nhân dân, phật tử, trở thành điểm đến tham quan, vãn cảnh lý tưởng của du khách thập phương”, ông Thành nói.

Dân sinh - Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ (Hình 2).

Ban thờ 511 anh hùng liệt sĩ nhà báo cách mạng Việt Nam tại chùa Âu Lạc.

Ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo liệt sĩ

Một điều đặc biệt chỉ có duy nhất tại chùa Âu Lạc, sau ngày được phục dựng và tôn tạo lại, chùa là nơi thờ tự của 511 liệt sĩ là phóng viên, nhà báo của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước đã hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Ý tưởng này do nhà báo Văn Hiền, Trưởng đại diện Tạp chí Người làm báo tại Nghệ An đề xuất và được trụ trì chùa Âu Lạc là Đại đức Thích Đồng Tuệ ủng hộ, phối hợp tổ chức. “Trước tâm nguyện tha thiết của nhà báo Văn Hiền, nhà chùa rất chia sẻ và đồng cảm, sẵn sàng tổ chức lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ nhà báo. Chùa Âu Lạc hiện nay là nơi thờ 511 anh linh các nhà báo liệt sĩ”, Đại đức Thích Đồng Tuệ cho biết.

Nhà báo Văn Hiền là phóng viên chiến trường từ năm 1969 đến 1972 ở Quảng Trị và Lào. Là người từng làm báo trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, đã chứng kiến nhiều đồng đội, đồng nghiệp hi sinh, nên nhà báo Văn Hiền có tâm nguyện tìm hiểu, tập hợp các thông tin của đồng nghiệp để lưu giữ.

Vì vậy, ông đã bỏ ra gần 20 năm tìm kiếm, chắp nối các thông tin nhà báo liệt sĩ ngã xuống khắp mặt trận, chiến trường từ năm 1947 cho đến cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, để năm 2019 hoàn thiện danh sách 511 nhà báo liệt sĩ.

Dân sinh - Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ (Hình 3).

Phần lớn các anh, các chị không tìm thấy hài cốt, không có mộ chí.

Theo thống kê, các Anh hùng liệt sĩ nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Đài Giải phóng và 23 cơ quan báo chí địa phương các tỉnh... đã hi sinh khi tác nghiệp, tuyên truyền tại các chiến trường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Trong đó, có thể kể đến liệt sĩ chống Pháp đầu tiên là nhà báo Trần Kim Xuyến, hy sinh ngày 3/3/1947. Nhà báo Trần Kim Xuyến sinh năm 1921, quê Hương Sơn, Hà Tĩnh, nguyên Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, nay là Thông tấn xã Việt Nam.

Liệt sĩ cuối cùng trong kháng chiến chống Mỹ là nhà báo Nguyễn Đức Hoằng, sinh ngày 8/4/1942, quê Tân Yên, Hà Bắc, phân xã trưởng Lộc Ninh, hy sinh ngày 6/8/1974; Nhà báo duy nhất hi sinh tháng 2/1978 trong đội quân tình nguyện giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt họa diệt chủng Pôn Pốt là Vũ Hiến, quê Thủy Nguyên, Hải Phòng, phóng viên báo Quân chủng Hải quân; Nhà báo hi sinh tháng 2/1979, bảo vệ Biên giới phía Bắc là phóng viên Bùi Nguyên Khiết, báo Hoàng Liên Sơn…

Tuy nhiên, do hầu hết các nhà báo hi sinh không tìm được hài cốt nên ông đã có nguyện vọng đưa đồng đội phụng thờ tại chùa Âu Lạc. Sau khi rước các anh linh về thờ tự tại chùa, năm 2020, Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An tổ chức nghi lễ cầu siêu cho các liệt sĩ là phóng viên, nhà báo đã hi sinh. Đây là sự ghi nhận, cũng là sự tưởng nhớ tới công đức, sự hi sinh cao cả của nhiều thế hệ phóng viên, nhà báo là những chiến sĩ cầm bút trên trận chiến với quân thù. Nơi thờ các liệt sĩ, còn trưng bày nhiều kỷ vật thiêng liêng của các phóng viên, nhà báo như bút, máy ảnh, mũ… Trong đó có 1 chiếc bút Kim Tinh của một phóng viên hi sinh năm 1963 để lại; 1 chiếc máy ảnh của một nhà báo trước lúc hi sinh gửi lại đồng đội cất giữ.

Dân sinh - Chuyện chưa kể về ngôi chùa thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ (Hình 4).

Chiếc máy ảnh của một nhà báo trước lúc hi sinh gửi lại đồng đội cất giữ.

Đại đức trụ trì Thích Đồng Tuệ cho biết, với mong muốn các anh hùng liệt sĩ là nhà báo đã anh dũng hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ được nhẹ nhàng siêu thoát, gia hộ cho đất nước Việt Nam luôn được hùng cường, nhân dân được ấm no hạnh phúc, hàng năm, vào đêm 27/7 (ngày Thương binh liệt sĩ), chùa Âu Lạc long trọng tổ chức đại lễ cầu siêu cho 511 nhà báo cách mạng Việt Nam.

“Với tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và tri ân, báo ân của người đệ tử Phật, chúng tôi cùng những người làm báo tại Nghệ An tổ chức đại lễ tưởng niệm kỳ siêu chư anh linh chiến sĩ nhà báo cách mạng Việt Nam. Với mong muốn các Anh hùng liệt sĩ nhà báo đã anh dũng hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ được nhẹ nhàng siêu thoát, gia hộ cho đất nước Việt Nam luôn được hùng cường, nhân dân được ấm no hạnh phúc”, Đại đức Thích Đồng Tuệ chia sẻ.

Trong 511 liệt sĩ là nhà báo, phóng viên trong cả nước được thờ phụng tại đây chỉ có 15 liệt sĩ được tìm thấy phần mộ. Trong đó, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan có nhiều nhà báo, cán bộ, kỹ thuật viên hi sinh nhất, với hơn 260 liệt sĩ.

Nhà báo hợp đồng

Thứ 3, 30/05/2023 | 15:10
Bây giờ mà nói hợp đồng hay biên chế thì bình thường. Nhưng vào khoảng những năm 90, chuyện hợp đồng hay biên chế là vô cùng thời sự. Và, nhà báo Đàm Minh Thụy đã là nhà báo hợp đồng đầu tiên, khi anh thi tuyển vào Tạp chí Lao động- Xã hội.

Liệt sĩ Trần Kim Xuyến và sự “dấn thân” của một nhà báo cách mạng

Thứ 2, 25/07/2022 | 21:01
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc có nhiều nhà báo ngã xuống chiến trường. Đặc biệt phải kể đến Trần Kim Xuyến, liệt sĩ đầu tiên của nền báo chí cách mạng.

Liệt sĩ, nhà báo hy sinh tại Rào Trăng 3 trở về với đất mẹ

Thứ 3, 20/10/2020 | 18:27
Sau khi tổ chức tang lễ tại bệnh viện Quân y 268 và được đưa đi hỏa táng, tro cốt nhà báo Phạm Văn Hướng hy sinh tại Rào Trăng 3 đã được đưa về đất mẹ.
Cùng tác giả

Nghệ An: Dự án nghìn tỷ “mở cửa” phát triển kinh tế về phía biển

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:02
Đại lộ Vinh - Cửa Lò sẽ trở thành tuyến đường “huyết mạch” khi Tp. Vinh chính thức được mở rộng về phía biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.
Cùng chuyên mục

Dòng xe nuối đuôi nhau trở lại Thủ đô

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:12
Dù chưa hết kỳ nghỉ lễ, nhưng chiều ngày 30/4 đã có nhiều người dân quay trở lại Thủ đô khiến cho nhiều tuyến đường hướng về Hà Nội rơi vào tình trạng ùn ứ kéo dài.

Hà Nội: Đang đi thể dục bất ngờ phát hiển rắn hổ mang giữa đường

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:07
Trong lúc đi tập thể dục tại khu đô thị The Manor Central Park (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), người dân phát hiện một con rắn hổ mang bò giữa đường.

Vùng 5 Hải quân cấp nước ngọt miễn phí cho người dân đảo Hòn Chuối

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:45
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã cấp nước ngọt miễn phí cho người dân ở đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau) và các tàu cá đang khai thác hải sản trên biển.

Người Cựu binh kể về giây phút trong ngày đại thắng ở Dinh Độc Lập

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:00
Dù 49 năm đã trôi qua, nhưng với cựu binh Nguyễn Đức Minh vẫn nhớ như in ngày 30/4/1975, ông cùng đồng đội tiến vào Sài Gòn, được chứng kiến lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập.

Kiên Giang: Đã khống chế được vụ cháy rừng tràm ở Giang Thành

Thứ 3, 30/04/2024 | 18:44
Ngày 30/4, tin từ UBND tỉnh Kiên Giang, vụ cháy rừng tràm trên địa bàn xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành đã được lực lượng chức năng khống chế.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Người Cựu binh kể về giây phút trong ngày đại thắng ở Dinh Độc Lập

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:00
Dù 49 năm đã trôi qua, nhưng với cựu binh Nguyễn Đức Minh vẫn nhớ như in ngày 30/4/1975, ông cùng đồng đội tiến vào Sài Gòn, được chứng kiến lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập.

Các khu du lịch biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh “thất thủ” dịp nghỉ lễ

Thứ 3, 30/04/2024 | 13:16
Thời tiết nắng nóng, kỳ nghỉ kéo dài… là những nguyên nhân cơ bản khiến lượng khách tại các khu du lịch biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh tăng đột biến dịp 30/4 - 1/5.

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Nhà đày Buôn Ma Thuột và bản anh hùng ca thổi bùng ngọn lửa Cách mạng

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:27
Nhà đày Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) không chỉ ghi dấu chứng tích tội ác của thực dân, đế quốc mà còn là nơi thổi bùng ngọn lửa cách mạng những chiến sĩ cộng sản.