Phút giây sinh tử trong ca mổ “45 bác sĩ tham gia”

Phút giây sinh tử trong ca mổ “45 bác sĩ tham gia”

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:41
0
Cho đến bây giờ các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ vẫn hết sức bất ngờ trước thành công mỹ mãn trong ca mổ cứu sống hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Hải Yến, 31 tuổi, quê Phan Rang, Ninh Thuận. PV đã có dịp gặp gỡ trao đổi với bác sĩ Lê Thị Thu Hà, phó khoa sản A, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, người trực tiếp quyết định đến sự sống hai mẹ con sản phụ.

Tình huống bất ng

Bác sĩ Thu Hà cho biết: “Sản phụ Nguyễn Thị Hải Yến nhập viện  ngày 30/11/2012 trong tình trạng  thai nhi mới được 33 tuần, vỡ ối. Sau khi nhập viện, sản phụ này được  chẩn đoán và  điều trị về hiện tượng  dọa sinh  non. Trước đó sản phụ Hải Yến đã sinh mổ một lần vào năm 2008, nhưng không thành. Vết mổ cũ gây khó khăn cho lần sinh thứ hai của chị. Điều mà  chị và các y bác sĩ từng khám thai cho chị không thể phát hiện được chính hiện tượng nhau cài răng lược. Chỉ đến khi  tiến hành mổ, các  bác sĩ phát hiện  ra thì rất khó xử  trí.

Người tiếp nhận ca mổ đầu tiên chính là bác sĩ Thu Hà. Vừa hỏi sản phụ được câu về  tình hình phát triển của thai nhi thì chị Yến đã kiệt sức. Lúc này các bác sĩ rốn ráo làm thủ tục chuẩn bị mổ cho sản phụ.  Bác sĩ Thu Hà phát hiện những biểu hiện bất thường của thai nhi, thấy  những mạch máu tăng sinh phía trước dưới tử cung. Đây chính là hiện tượng phức tạp mà các bác sĩ sản khoa thường gặp, nhưng tất cả đã được phát hiện trong quá trình mang thai. Còn sản phụ Hải Yến là một  trường hợp rất khác lạ. Hiện tượng nhau thai cài răng lược và nhau tiền đạo đồng thời diễn ra một lúc.

Xã hội - Phút giây sinh tử trong ca mổ “45 bác sĩ tham gia”

Bác sĩ Thu Hà kể lại ca mổ lịch sử

Theo các bác sĩ phụ sản, những người mắc chứng nhau thai cài răng lược rất nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào niêm mạc  tử cung, vượt quá lớp niêm mạc bám chắc vào sâu  trong tử cung.  Nguy hiểm hơn, nó còn xuyên thủng cả lớp cơ tử cung để lấn sâu vào các cơ  quan khác như bàng quang, ruột nên  trong quá trình sinh nhau thai không tróc được một cách tự nhiên dẫn đến tình trạng khó sinh đặc biệt không thể sinh thường  theo phương pháp tự nhiên được. Còn nhau tiền đạo là nhau bám đoạn dưới tử cung, vị  trí lớp cơ mỏng, mạch máu nuôi thai nhi nghèo nên các gai nhau thai lan rộng và bám sâu vào  tử cung. Hầu hết nhau tiền đạo đều xuất phát từ vết mổ cũ trên bụng sản phụ.

Các bác sĩ cho biết những sản phụ gặp trường hợp này thì khi vào ca mổ, bệnh viện sẽ phải cắt cử những bác sĩ dạn dày kinh nghiệm và chuẩn bị tất cả mọi  thứ. Bởi đây là những ca mổ hết sức khó. Hầu hết trước khi mổ, bác sĩ đều phải mời người nhà vào tư vấn cho họ biết trước tinh thần về ca mổ để họ an tâm. Đây là vấn đề mà các bác sĩ luôn e ngại với những thân nhân sản phụ. Bởi trước khi ca mổ thực hiện, người nhà sản phụ phải chuẩn bị tâm thế để đón nhận sự không may mắn trong trường hợp xấu nhất, sản phụ có thể tử  vong.

Hầu hết những thai phụ có biểu hiện của hiện tượng này đều được các bác  sĩ thăm khám trong thời kỳ mang thai và tư vấn cho sản phụ có hướng xử trí kịp thời nếu có diễn biến xấu. Còn trường hợp sản phụ Hải Yến là vô cùng nguy hiểm. Nhau thai nằm sâu dưới tử cung, các bác sĩ địa phương không phát hiện được đã đành, nhưng khi  tới bệnh viện Từ Dũ thăm khám, cũng không hề có biến chuyển mới. Chỉ khi đưa dụng cụ mổ vào bụng mới phát hiện được thì đã muộn. Lúc này, các bác sĩ phải nhanh nhạy, sáng tạo  để kịp thời ứng phó thì mới có cơ hội cứu được  sinh mạng hai mẹ con sản phụ.

Bác sĩ Thu Hà chia sẻ: “Thông thường nếu tôi biết trước ca mổ có đồng thời  vừa nhau cài răng lược vừa nhau tiền đạo  thì tôi không nhận ca mổ. Không những  riêng  tôi mà tất cả các bác sĩ cũng vậy, họ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó thông báo cho ngân hàng máu chuẩn bị, cho đội ngũ y tá... Nhưng hôm đó ca mổ đến với tôi thật bất ngờ. Nếu một ca mổ bình thường chỉ diễn ra khoảng 30 phút là xong. Nhưng ca mổ chị Hải Yến diễn ra 4 tiếng đồng hồ,  phải chuyền tới 5 lít máu.  Chúng tôi phải huy động cả bác sĩ đầu ngành về tim mạch, tại bệnh viện Chợ Rẫy để ứng phó khi cần. Thật kinh khủng. Mặc dù là bác sĩ chính trong ca mổ, nhưng khi phát hiện ra diễn biến không tốt về thai nhi, tôi đã bình tĩnh để kịp thời ứng phó với diễn biến xấu của bệnh nhân. Thấy không thể tiếp tục mổ, tôi đã chuyển bênh nhân sang gây mê hồi sức, tiếp tục huy động các bác sĩ khác tiếp tục  trợ giúp. Còn nữa là huy động ngân hàng máu để cung cấp cho bệnh nhân...”.

Xã hội - Phút giây sinh tử trong ca mổ “45 bác sĩ tham gia” (Hình 2).

Mẹ con Sản phụ Hải Yến

Phút giây sinh t

Mặc dù cho đến nay ca mổ đã thành công, sức khỏe sản phụ đã bình phục. Bác sĩ  Thu Hà vẫn thường xuyên  gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe bệnh  nhân mà mình đã ra tay cứu chữa. Với quan niệm lương y như từ mẫu, các bác sĩ coi bệnh nhân của mình như những đứa con thân thương nên họ dốc hết sức mình cứu chữa, thăm khám.  Bác Hà kể: “Trong mấy chục năm hành nghề bác sĩ, tôi đã gặp nhiều trường hợp sản phụ có diễn biến xấu như Hải Yến. Nhưng tôi không thể nào quên được ca mổ này. Nó làm cho tôi và đồng nghiệp nằm trong thế bị động, chỉ cần mất bình tĩnh một giây là chúng tôi đã vô  tình không thể cứu chữa được. Lúc đó chúng tôi tức tốc lên kế hoạch ứng phó kịp thời để chuẩn bị chuyển sang cho bộ phận khác tiếp tục làm việc. Hầu như tất cả chúng tôi đều hồi hộp chờ mong tin vui cho gia đình sản phụ, và cuối cùng đã thành công. Các bác sĩ mổ bắt con nhưng do sản phụ vỡ ối trước đó nên đứa bé không được tươi da như những trẻ sơ sinh khác. Chúng tôi vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe sản phụ.  Đó cũng chính là đứa con  tinh thần mà chúng tôi hết lòng cứu chữa”.

Cũng theo bác sĩ Thu Hà,  ca mổ cứu sống sản phụ Hải Yến là ca đặc biệt, tất cả các y bác sĩ đều hồi hộp chờ đợi trước tin vui mẹ tròn con  vuông. Tuy nhiên như một số báo thông tin ca mổ này bệnh viện đã dành 45 y bác sĩ để mổ cho sản phụ là chưa  chính xác. Bác Thu Hà cho biết: “Đúng là ca mổ cho mẹ con sản phụ Hải Yến thật đặc biệt và nguy hiểm. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ tập trung một lực lượng  nhân sự lớn như thế. Ca mổ nguy hiểm nếu tính cả bác sĩ gây mê, hồi sức, kỹ thuật viên  gây mê hồi sức thì cũng chỉ 10 người là cùng.  Còn nếu tính cả người nhà chắc mới có thể có con số 45. Chúng tôi thật ngạc nhiên khi nghe con số 45. Thực ra  nếu tính cả khoa chúng  tôi chưa chắc đã có con số đó”.

Bệnh  viện Từ Dũ  đã tiếp nhận 46 trường hợp sản phụ có hiện tượng nhau cài răng lược vào năm 2012. Đây là những trường hợp thuộc dạng hiếm gặp ở sản phụ.  Những trường hợp này hầu hết đã được phát hiện trước nên khi vào bệnh viện Từ Dũ, họ được chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ nên không hề tỏ ra thụ động. Làm bác sĩ khi chuẩn bị lên bàn mổ cũng giống như những người lính ra trận. Khi chiến đấu giữa sự sống và cái chết cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Nếu mình  ở trong tư thế bị động, tất nhiên sẽ phải nhận về sự thất bại. Trường hợp của chúng tôi hoàn toàn bị động nhưng vẫn giành thắng lợi, một phần là nhờ vào may mắn.  Hầu hết bất cứ một bác sĩ nào ở vào tư thế đó nếu ko sẵn sằng ứng phó và bàn giao nhiệm vụ kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân của mình.          

 “Nhau tiền đạo là một biến chứng của thai kỳ. Bình thường bánh nhau bám ở đáy tử cung. Còn nhau tiền đạo là bánh nhau nằm ngay cổ tử cung, án ngữ trước lối ra của thai nhi. Tần suất nhau tiền đạo từ 3,5 đến 4,6/1.000 ca sinh sống. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh. Nếu biết trước bệnh nhân bị nhau tiền đạo, nhau cài răng lược nguy hiểm như thế này tôi sẽ không dám nhận ca mổ này. Bởi theo nguyên tắc, trường hợp bệnh lạ, khó phát hiện  và nhất là khó mổ thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự chuẩn bị chu  đáo của cả một e kip bác sĩ để đề phòng rủi ro. Thật may mắn cho chúng tôi và gia đình bệnh nhân đã  đi qua khó khăn. Sự liều lĩnh, táo bạo, quyết đoán, tận tâm của đội ngũ y bác sĩ đã giúp cho mẹ con sản phụ được hồi sinh. Một cuộc hội ngộ hiếm hoi mà chúng tôi thấy, vui mừng và hạnh phúc  biết bao khi mẹ  tròn con vuông”.   

Lành Nguyễn

Gặp lại đứa trẻ trong ca mổ song sinh chấn động một thời

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cách đây 25 năm, ca mổ tách rời cặp song sinh dính liền nhau của y học Việt Nam đã gây chấn động ngành y trong nước và thế giới. Một ca mổ hội tụ đầy đủ y đức, trí tuệ và tình người đã dành lại sự sống cho hai con người để 20 năm sau, một đứa trẻ trong ca mổ diệu kì ấy đã trở thành cha của một cặp song sinh lành lặn. Một sự lặp lại hoàn hảo và có hậu như món quà vô giá dành tặng sự sống diệu kì của những "ông bụt, bà tiên" mặc áo blue trắng.

Bệnh nhân tán gia bại sản sau một ca mổ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Mặc dù được xác định là không nghiêm trọng, nhưng sau ca mổ u não, cả gia đình lâm vào cảnh túng quẫn vì chi phí chữa trị những biến chứng sau đó của bệnh nhân, với bệnh nhân thì trong tình trạng... “thân tàn ma dại”.

Một nhà, ba người phải mổ tim

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Người đàn ông vật vã vì đau tim nhưng còn đau đớn hơn khi nhìn thấy người vợ lam lũ, ngày đêm nhặt rác nuôi chồng và hai con bệnh trọng...

Tự ý mổ tử thi không cần gia đình cho phép

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
Trong lúc đứng chờ ngoài phòng chứa thi thể, người nhà của anh H. nhìn lén qua khe cửa kính của gian phòng và bất ngờ phát hiện thi thể anh H. đang bị các bác sĩ mổ rạch từ ngực đến phần cuống rốn. Ngay lập tức, người nhà nạn nhân ập vào yêu cầu dừng việc mổ thi thể của anh H.