Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất

Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất

Lê Tuấn
Thứ 5, 26/05/2022 | 18:56
0
Chính phủ số, kinh tế số và nông dân số là ba điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi số nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, chiều ngày 26/5 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp thông minh- Xu hướng và giải pháp”. Hội thảo đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chuyển đổi số ứng dụng trong nông nghiệp ra sao?

Theo Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), nông nghiệp số được hiểu là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp sản xuất nông nghiệp từ vùng canh tác, nuôi trồng đến người tiêu dùng. Những công nghệ này có thể cung cấp cho ngành nông nghiệp các công cụ và thông tin để đưa ra quyết định  sáng suốt hơn, cải thiện năng suất và hỗ trợ quản lý hiệu quả.

Sự kiện - Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất

PGS.TS Nguyễn Tùng Phong, Phó giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi (Bộ NN-PTNT)

Chuyển đổi số nông nghiệp là xu thế tất yếu, đây quá trình ứng dụng và tích hợp các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (IClouds), kết nối vạn vật (IOT), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ chuỗi khối (Blockchange)... vào các hoạt động của chuỗi liên kết, giá trị các ngành hàng nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị mới, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp, nông thôn số đồng bộ, thống nhất theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Phát biểu tại buổi Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tùng Phong, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng, hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, gia tăng giá trị bền vững, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, trở thành “thước đo mức độ bền vững của quốc gia.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với định hướng, mục tiêu tổng thể của chiến lược, chương trình chuyển đối số quốc gia và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai một cách chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm.  

Ba trụ cột chính phát triển chính của quá trình số hóa nông nghiệp Việt Nam

Đề cập đến những mục tiêu chính, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, Phó giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi chỉ ra ba yếu tố trọng tâm. Trong đó, thay đổi từ thượng tầng quản lý, phát triển Chính phủ số tại các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn được đặt lên hàng đầu.

“Chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn trước tiên phải chuyển đổi nhận thức của cán bộ và người dân theo hướng phát triển kinh tế số nông nghiệp. Xác định người nông dân, doanh nghiệp, cộng đồng nông thôn là chủ thể, là trung tâm để thực hiện chuyển đổi”.

Lấy cơ chế chính sách làm nền tảng, công nghệ là bước đột phá, tận dụng tối đa hạ tầng số và triển khai theo phương châm đồng bộ, thống nhất, liên thông. Trong đó, cơ quan Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, kiến tạo, quản lý và thúc đẩy, doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong chủ lực, mỗi hợp tác xã và mỗi hộ nông dân là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để hình thành lên một nền kinh tế số nông nghiệp toàn diện và đồng bộ.

Sự kiện - Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất (Hình 2).

Ứng dụng Drone trong nông nghiệp là một phương án chuyển đổi số hiệu quả

Nhấn mạnh về vai trò đặc biệt quan trọng của người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp, PGS.TS Nguyễn Tùng Phong cho biết, cần phải đảm bảo, ưu tiên nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn. Hợp tác, thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng trực tiếp tham gia quá trình sản xuất những tri thức nền tảng để triển khai nhanh và có hiệu quả thiết thực cho quá trình chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam.

Bảy nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp thành công

Đi vào phân tích chuyên sâu những nhiệm vụ, khó khăn cụ thể cần phải giải quyết, PGS.TS Nguyễn Tùng Phong nêu ra bảy nhiệm vụ chính cần sớm thực hiện.

Xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) và cơ sở tri thức của ngành nông nghiệp và của từng lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, chế biến, thị trường…

Xây dựng và tích hợp các công nghệ, mạng lưới dự báo, quan sát, giám sát (trên không, mặt đất..) phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai, thị trường...để nâng cao giá tri gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường…

Xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số tạo nên một mô hình nông thôn thông minh.

Sự kiện - Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất (Hình 3).

Ứng dụng công nghệ phun, tưới tự động trên vùng chè ở huyện Anh Sơn, Nghệ An (ảnh: Quang Dũng)

Cơ cấu lại nông nghiệp tập trung giá trị gia tăng bằng cách quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (các ngành hàng tập trung) và quy mô phù hợp về diện tích, nguồn lực với các HTX để đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả với các yêu cầu của các chương trình số hóa và chuyển đổi số.

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết bị thiết yếu của chuyển đổi số qua hệ thống các phần mềm, các tiêu chuẩn dữ liệu, ngân hàng kiến thức. Xây dựng nền tảng dịch vụ công để HTX, hộ nông dân có thể tham gia…

Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ tâm huyết hình thành lên một lực lượng cán bộ có kiến thức về khoa học, kỹ thuật, quản lý, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Dạy nghề cho lao động cơ sở theo hướng ứng dụng nông nghiệp thông minh, đáp ứng thực tế sản xuất của từng địa phương trên cả nước. Đào tạo kỹ năng cho nông dân tham gia vào HTX, đào tạo kỹ năng số cho nông dân áp dụng trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo, đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong nông nghiệp. Tập huấn, đào tạo nông dân, HTX theo xu hướng của thị trường, làm quen với thành công và thất bại của thị trường.

Sự kiện - Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rời rạc, thiếu sự thống nhất (Hình 4).

Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, PGS.TS Nguyễn Tùng Phong cho biết: “Công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp nhận được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt các Chính phủ và Bộ NN-PTNT, đây là thuận lợi lớn nhất. Tuy nhiên, chuyển đổi số là vấn đề mới tại Việt Nam. Do đó, hiện trạng, nhu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn tại nhiều địa phương chưa đồng đều. Việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử và thực hiện chuyển đổi số trong NN&PTNT còn rời rạc, thiếu sự thống nhất, liên thông.

Mặt khác, các căn cứ pháp lý triển khai chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn còn chưa đầy đủ để đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ”.

Nhận diện thách thức “níu chân” nông nghiệp Việt trên con đường chuyển đổi số

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:27
Chuyển đổi số nông nghiệp là xu hướng tất yếu, tuy nhiên sản xuất hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, ứng dụng công nghệ 4.0 chưa phổ biến.

Nông dân là "hạt nhân" của quá trình chuyển đổi số nông nghiệp

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:21
Cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm, hướng dẫn trải nghiệm thực tế, “cầm tay chỉ việc” để giúp nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ số.

Chuyển đổi số nông nghiệp: "Chúng ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ"

Thứ 5, 16/09/2021 | 19:50
Chiều ngày 16/9, tham dự “Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng các Bộ liên quan cùng đại diện từ các ban, ngành đã đóng góp ý kiến.
Cùng tác giả

Đưa sản vật miền Tây về Hà NộI

Thứ 3, 05/07/2022 | 10:56
Với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, dân số xấp xỉ 8,4 triệu, Hà Nội là thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng cho các đặc sản xứ sở “sen hồng”.

Hai nghệ sĩ Việt Nam có được dẫn độ hay không?

Thứ 2, 04/07/2022 | 18:52
Hai nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục một cô gái 17 tuổi mang quốc tịch Anh tại đảo Majorca, Tây Ban Nha.

Doanh nghiệp Việt Nam cần lường trước để giữ thị phần cá ngừ tại Mỹ

Chủ nhật, 03/07/2022 | 19:18
Lạm phát tăng cao, thiếu hụt nguồn cung là những nguyên nhân khiến Hoa Kỳ có khả năng giảm thuế cho cá ngừ Trung Quốc.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang: Cần thời gian để đánh giá giống vải không hạt

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:46
Vải thiều không hạt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được Bắc Giang trồng thử nghiệm thành công.

Clip: Tránh người dân phơi thóc trên đường, tai nạn chút xảy ra

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:34
Camera hành trình của một xe ô tô đã ghi lại tình huống vô cùng nguy hiểm, xảy ra trên đường tỉnh 477, thuộc địa phận huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Cùng chuyên mục

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh ra Công văn đề nghị địa phương không cấp phép cho các tàu đón khách du lịch xem Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm người mất tích trong vụ lật thuyền

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Tại Công điện số 40/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu tìm người mất tích trong vụ chìm thuyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:20
Cùng với quân và dân cả nước, quân dân Nghệ An đã có đóng góp quan trọng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu".

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.