Chuyên gia chỉ rõ căn cứ pháp lý khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Chuyên gia chỉ rõ căn cứ pháp lý khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Thứ 3, 23/07/2019 | 07:04
0
“Cho đến giai đoạn này, phát ngôn của bộ Ngoại giao là đủ sức thuyết phục, có giá trị pháp lý, thể hiện thiện chí của Việt Nam, vừa tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ các quyền lợi ích của Việt Nam và vừa muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình, không để xung đột lên quá cao, dẫn đến đụng độ”, TS Trần Công Trục nhận định.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 19/7 nêu rõ, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Các hành động hung hăng và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm cho dư luận trong nước và quốc tế bất bình, khi lần lượt các bên liên quan đều lên tiếng phản đối bằng nhiều cách khác nhau.

Trước hành động của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Công Trục, chuyên gia luật biển, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ.

Thưa TS. Trần Công Trục, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ông có đánh giá thế nào về động thái phi pháp này của Trung Quốc? 

Trước hết, phải hiểu động thái này của  Trung Quốc liên quan đến các mặt chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế… Đây là bước tiếp theo trong quá trình  thực hiện yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông với ý đồ hiện thực hóa đường lưỡi bò. Trung Quốc muốn dùng Biển Đông để tạo lợi thế trong việc  tranh giành vị trí địa chiến lược về kinh tế với Hoa Kỳ.

Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay thế giới có nhiều bất ổn như vấn đề ở Trung Đông, Mỹ, Iran, Iraq; căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên trong vấn đề phi hạt nhân hoá… Trong đó có những tranh chấp rất nóng, có nguy cơ  dẫn đến xung đột. 

Trước tình hình đó, Trung Quốc muốn tiến thêm một bước mang tính chất thăm dò phản ứng của các nước xung quanh.

Chính sách - Chuyên gia chỉ rõ căn cứ pháp lý khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

TS. Trần Công Trục, chuyên gia luật biển, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ trao đổi với phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin.

Trung Quốc muốn tạo ra một hoạt động để nếu như các nước không có phản ứng, không có biện pháp đấu tranh thì sẽ tạo ra sự tranh chấp ở khu vực nhạy cảm hoặc chồng lấn. Khi đưa yêu sách này thì Trung Quốc tự cho rằng  mình có quyền ở đây hòng biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp, mà khi đã có tranh chấp thì gác tranh chấp lại để cùng khai thác.

Trên thực tế, xét về khía cạnh pháp lý, đối chiếu với những quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012 cũng như các tiền lệ luật pháp, đặc biệt phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016, rõ ràng khu vực Trung Quốc đang hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực phía nam Biển Đông được người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có những đoạn tính đến bờ biển của lục địa đối diện xấp xỉ 200 hải lý.

Nhấn mạnh tiêu chuẩn về khoảng cách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý. Nếu chứng minh được bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý, rõ ràng, xét về pháp lý, công ước thì vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Như vậy, việc hoạt động của Trung Quốc không thể có một biện giải nào khác ngoài chuyện theo công ước luật Biển và theo tiền lệ luật pháp, theo Luật biển của Việt Nam năm 2012. Khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Trung Quốc cũng muốn nhảy vào xí phần mặc dù không có quyền chủ quyền gì ở đây nhưng họ muốn làm, tạo ra khu vực tranh chấp để nói rằng bây giờ có tranh chấp thì gác tranh chấp cùng khai thác. Đấy chính là biện pháp “xí phần”.

Chính sách - Chuyên gia chỉ rõ căn cứ pháp lý khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (Hình 2).

TS. Trần Công Trục cho rằng phát ngôn của bộ Ngoại giao là đủ sức thuyết phục, có giá trị pháp lý, thể hiện thiện chí của Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về phản ứng của Việt Nam?

Trước hành động của tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều quan trọng được dư luận quan tâm nhất chính là cách ứng xử, thái độ của Việt Nam ra sao với tư cách là nước bị đe dọa, bị xâm phạm?

Theo tôi, với tất cả những căn cứ vào quy định thực tiễn quốc tế,  bộ Ngoại giao Việt Nam kể từ khi phát hiện vụ việc này đã lên tiếng và có công hàm phản đối Trung Quốc. Cụ thể như nội dung mà người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã phát ngôn một cách chính thức rõ ràng trên trường quốc tế.

Cho đến giai đoạn này, phát ngôn của bộ Ngoại giao là đủ sức thuyết phục, có giá trị pháp lý, thể hiện thiện chí của Việt Nam, vừa tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ các quyền lợi ích của Việt Nam và vừa muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình, không để xung đột lên quá cao, dẫn đến đụng độ.

Bên cạnh đó, hành động của các lực lượng chấp pháp tôi nghĩ đã làm rất tốt. Lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư làm tốt vai trò của mình. Chúng ta chưa dùng đến hải quân bởi vì khu vực này không cho phép sử dụng sức mạnh hải quân.

Hơn nữa, lực lượng của chúng ta có những hành động như yêu cầu Trung Quốc rút lui rất ôn hòa, không hề dùng đến các hành động thô bạo và không trái với các thủ tục luật pháp quốc tế.

So với những lần phản ứng trước đây, thì lần này chúng ta có phản ứng về những nội dung, câu chữ, thuật ngữ rất chuẩn xác

Theo ông, đến thời điểm hiện tại, người dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước cần phải có một thái độ thế nào để thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?

Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh này cần phải nói rõ lập trường của Việt Nam, như vậy mới tăng cường được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sẽ tạo thành một sự kết hợp đấu tranh. Đồng thời, người dân trong nước và quốc tế cũng cần thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện báo chí chính thống để nắm bắt tình hình và có thái độ, quan điểm đấu tranh bằng trí tuệ, đưa ra bằng chứng, lý lẽ chính xác để không có một thế lực thù địch nào có thể thực hiện được mưu đồ ác ý.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nhiều chuyên gia quốc tế đã đồng loạt lên tiếng theo để bảo vệ lẽ phải cho Việt Nam

“Cũng là một người Việt ở Mỹ tôi cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác đều vô cùng phẫn nộ trước sự vi phạm trắng trợn về luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính nơi Việt Nam nắm chủ quyền và quyền tài phán. Và tôi nghĩ Việt Nam đang làm đúng khi ngay sau khi người phát ngôn bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng lên tiếng cứng rắn thì bộ Ngoại giao Mỹ cũng như nhiều chuyên gia quốc tế đã đồng loạt lên tiếng theo để bảo vệ lẽ phải cho Việt Nam.

Chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/20 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 4/2019 vừa rồi đã giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về việc Việt Nam đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, và tôi cũng đánh giá đây là một việc làm quyết tâm và dài hơi, cần có sự hỗ trợ của nhiều tầng lớp như người dân, các chuyên gia, các cơ quan ban ngành và cả các phóng viên, báo đài quốc tế. Ngay cả bộ phận người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cũng phải truyền tải đến bạn bè quốc tế biết những đảo nào, vùng biển nào thuộc chủ quyền của Việt Nam”, nhà báo Derek Phạm của tờ Nửa vòng Trái Đất (Mỹ) bày tỏ. 

Xem video: TS. Trần Công Trục nói về hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc.

Chuyên gia Việt Nam nói về tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Thanh Lam - Thu Huyền

Mỹ phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông

Chủ nhật, 21/07/2019 | 17:26
Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác, nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ tàu khảo sát Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Thứ 6, 19/07/2019 | 21:40
Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về tình hình gần đây ở Biển Đông

Thứ 3, 16/07/2019 | 18:40
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Cùng tác giả

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.
Cùng chuyên mục

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.