Chuyên gia lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt ở sông Tô Lịch gần khu vực xử lý ô nhiễm

Chuyên gia lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt ở sông Tô Lịch gần khu vực xử lý ô nhiễm

Chủ nhật, 14/07/2019 | 11:29
0
Sau khi trong xanh hơn nhờ được nhận 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây. Khu vực sông gần nơi thí điểm xử lý môi trường ứng dụng công nghệ Nano có hiện tượng cá chết trắng dạt vào hai bên bờ. Chuyên gia sinh học và môi trường đã có những phân tích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết.

Trước đó, công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Hà Nội đã cho mở cửa xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch và nước sông đã chuyển sang màu xanh rêu. Tuy nhiên, sau khi ngừng xả, đến ngày 13/7 dọc hai bên bờ sông Tô Lịch, đặc biệt là đoạn thí điểm công nghệ Nano Nhật Bản, cá nổi trắng hai bên bờ.

Nhiều người đã hoài nghi, phải chăng kết quả thí nghiệm của công nghệ trên không thực sự hiệu quả? Phóng viên báo Người Đưa Tin đã trao đổi với các chuyên gia sinh học và môi trường về vấn đề này. Theo đó, các chuyên gia đánh giá, việc cá từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch sau đó chết hàng loạt là điều dĩ nhiên.

Môi trường - Chuyên gia lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt ở sông Tô Lịch gần khu vực xử lý ô nhiễm

Hiện tượng cá chết trắng nổi lềnh bềnh bốc mùi tanh hôi diễn ra từ ngày 13/7, sau 3 ngày ngừng xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.

Theo ông Nguyễn Khắc Kính, nguyên Cục trưởng cục Bảo vệ môi trường, Thẩm định đánh giá tác động Môi trường cho biết: “Việc cá từ Hồ Tây theo dòng vào sông Tô Lịch sau 3 ngày ngừng xả nước chết trắng là điều đương nhiên, bởi sông Tô Lịch vốn dĩ là sông chết từ lâu đời đến nay. Khi cá vào sông chỉ chống đỡ được 1-2 ngày, khi nước rút đi thì theo đó cá cũng đồng loạt chết theo".

"Thông thường sông Tô Lịch không phải môi trường để nuôi cá, theo quy định nuôi trồng thủy hải sản, nước phải đảm bảo chất lượng 08/2015, sông hiện nay chỉ là cống nước thải của thành phố, chính vì thế cá vào đây không thể sống lâu được", ông Kính lý giải nguyên nhân.

Ngoài ra việc cá chết trắng hai bên bờ nhiều nhất tại điểm thí nghiệm Nano ông Kính cho biết thêm: "Còn việc cá chết nhiều ở điểm thí nghiệm công nghệ Nano Nhật Bản là vì đây là điểm đầu nguồn, thứ 2 có thể họ không che chắn cẩn thận, dòng chảy vẫn chảy vào nên cá lọt vào nhiều. Nhưng nếu muốn có kết quả xác thực, chúng ta vẫn nên có một cuộc tiến hành kiểm tra, thì sẽ chính xác hơn".

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ Sinh học, đại học Bách Khoa Hà Nội đồng quan điểm: “Việc cá chết hàng loạt tại sông Tô Lịch sau khi ngừng xả nước từ Hồ Tây là điều dễ hiểu, vì cá theo dòng chảy sẽ bị tác động lực mạnh từ nước, và nhiều vật thể khác khi vào sông thay đổi môi trường nước sẽ bị sốc dẫn đến cá chết là chuyện đương nhiên".

Môi trường - Chuyên gia lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt ở sông Tô Lịch gần khu vực xử lý ô nhiễm (Hình 2).

Hai bên bờ sông tại điểm thí nghiệm công nghệ Nano, lượng cá chết nổi trắng rất nhiều, điều này khiến không ít người băn khoăn về tính khả thi của công nghệ này.

Nói thêm về tính khả thi của công nghệ Nano Nhật Bản, ông Nguyễn Khắc Kính cho biết: “Tôi vẫn chưa tin vào công nghệ Nano lắm, theo tôi công nghệ này chỉ hiệu quả khi đặt ở các con sông tĩnh, có nghĩa là không có dòng chảy nào tác động như Hồ Tây hay ao hồ, thì tôi nghĩ hiệu quả, còn đối với sông Tô Lịch với gần 300 cống thải thì e rằng vẫn là điều trăn trở của toàn dân”.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: “Việc điểm thí nghiệm công nghệ Nano tại sông Tô Lịch mới chỉ là thử nghiệm, còn kết quả thì vẫn phải chờ thời gian, nếu không thu gom cống nước thải tại dọc hai bờ sông thì sẽ không thể nào cứu sống được dòng sông. Không thể biến sông Tô Lịch trở về như trước, thời các vua còn du thuyền trên sống viễn cảnh được”.

D.H

Chuyên gia phản đối việc bơm nước làm sạch sông Tô Lịch

Chủ nhật, 14/07/2019 | 06:30
Theo các chuyên gia, nếu không xử lý vấn đề ô nhiễm tại chỗ dứt điểm mà đã bơm nước vào sông Tô Lịch với mục đích “thau rửa, làm sạch” thì chẳng khác gì dịch chuyển chất bẩn từ đầu nguồn tới hạ lưu mà vấn đề ô nhiễm không được xử lý.

Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Thứ 7, 13/07/2019 | 10:15
Theo các chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu, mức độ ô nhiễm sông Tô Lịch nhận định, việc đề xuất “cống hóa” sẽ mất nhiều hơn được.

Xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch làm ảnh hưởng đến việc lấy mẫu công nghệ Nano Nhật Bản

Thứ 6, 12/07/2019 | 20:00
Mới đây để đưa mực nước ở Hồ Tây trở về mức bình thường, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước vào sông Tô Lịch. Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc này sẽ ảnh hưởng đến việc lấy mẫu nước công nghệ Nano Nhật Bản sắp tới.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp xâm phạm di tích quốc gia

Thứ 4, 27/03/2024 | 17:42
Một công ty đã có hành vi múc đất đá trái phép tại di tích quốc gia Lèn Hai Vai; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích với khối lượng đào múc trên 50m3.

Cà Mau: Báo động cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:00
Ngày 27/3, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, diện tích rừng U Minh Hạ, rừng đảo trên địa bàn tỉnh đã khô hạn 34.903ha, báo động khả năng cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm.

Quảng Nam cho phép một doanh nghiệp thăm dò vàng ở Phước Sơn

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Doanh nghiệp phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nghiêm cấm hoạt động khai thác khoáng sản trong quá trình thăm dò.

Bình Thuận có nguy cơ thiệt hại do hạn hán và thiếu nước hơn 1.175 ha

Thứ 3, 26/03/2024 | 20:20
Các hồ chứa như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, Lâm trường, Sông Dinh, Sông Khán .... có quy mô nhỏ, nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều.

Tây Ninh: Những con tàu không số hút cát gây sạt lở đất rừng

Thứ 3, 26/03/2024 | 19:05
Những con tàu không số hút cát tại khu vực giáp ranh với Tiểu khu 58, thuộc Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng gây sạt lở đất.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.